Một số câu hỏi và bài tập bổ sung
Một số câu hỏi liên quan quá trình hấp thụ nước và khoáng ở cây (Tiếp theo)
Câu 8.
Mô tả cấu tạo bên ngoài của hệ rễ?
Đáp
án:
- Gồm: Rễ
chính, rễ bên, lông hút, miền sinh trưởng kéo dài, đỉnh sinh trưởng.
- Đặc biệt là
miền lông hút phát triển.
Câu 9. Chỉ ra mối liên hệ giữa nguồn nước ở trong đất và sự phát triển của hệ
rễ?
Đáp án:
- Rễ cây phát triển hướng tới
nguồn nước.
Câu 10. Môi trường ảnh hưởng đến sự tồn tại và
phát triển của lông hút như thế nào?
Đáp án:
Trong môi trường quá ưu trương,
quá axit hay thiếu ôxi do ngập úng thì lông hút sẽ biến mất.
Câu
11. Các ion khoáng được hấp thụ vào tế bào lông hút như thế nào?
Đáp án: Hai
cơ chế :
-
Thụ động: khuếch
tán.
-
Chủ động: ngược
chiều gradien nồng độ và cần năng lượng.
Câu
12. Nước được hấp thụ từ đất vào tế bào lông hút theo cơ
chế nào? Giải thích?
Đáp án:
- Cơ chế hấp thụ: thẩm thấu
- Dịch của tế bào lông hút là dịch ưu
trương do: chứa các chất hoà tan và áp suất thẩm thấu lớn
→ Nước được hấp thụ từ đất vào tế
bào lông hút luôn theo cơ chế thụ động.
Câu
13. Mô tả dòng nước và các ion khoáng đi từ lông hút vào
mạch gỗ của rễ?
Đáp án:
- Qua 2 con đường:
+ Con đường gian bào:
Nước, khoáng trong đất "
Thành tb lông hút " khoảng gian bào các
TB nhu mô vỏ "
Tbc của tb nội bì " Mạch gỗ.
+ Con đường tế bào:
Nước, khoáng trong đất "
Tbc lông hút "
Tbc của tb nhu mô vỏ " Tbc của tb nội bì "
Mạch gỗ.
Câu
14. Vì sao ở một số cây như: cây thông, cây sồi, rễ
không có lông hút mà chúng vẫn hấp thụ được nước và muối khoáng?
Đáp án:
Vì chúng có vào hệ thống nấm rễ bao quanh bộ rễ (phương thúc
chính).
Nhờ có hệ nấm rễ, các cây đó hấp thụ nước và ion khoáng một cách dễ
dàng.
Ngoài ra, ở tế bào rễ còn non (vách tế bào chưa bị Suberin và Linhin hóa)
cũng tham gia hấp thụ nước và ion khoáng.
Nấm rễ chính là một dạng thích
nghi tự nhiên.
Câu 15. Nêu sự khác biệt giữa hấp thụ nước và muối khoáng? Trong sx nông nghiệp,
con người áp dụng biện pháp kĩ thuật nào để tăng khả năng hấp thụ nước và ion
khoáng của rễ cây?
Đáp án:
Cơ chế hấp thụ nước: nước đi từ nơi có nồng độ
chất tan thấp --> nơi có nồng độ
chất tan cao.
Cơ chế hấp thụ ion khoáng: Ion khoáng đi từ
nơi có nồng độ chất tan cao --> nơi có nồng độ thấp hơn. Ngoài ra, ion
khoáng còn được hấp thụ theo cơ chế chủ động
* Biện pháp kĩ thuật: Chăm sóc đảm bảo hệ rễ phát triển, tạo điều kiện
cho rễ hút nước, khoáng. Cụ thể:
- Gieo trồng đúng thời vụ.
- Bón phân, làm đất tơi xốp.
- Chống nóng, chống lạnh kịp
thời.
- Hạn chế sự tổn thương, làm gãy
lông hút.
Câu 16. So sánh sự khác biệt trong sự phát
triển của hệ rễ cây trên cạn và cây thuỷ sinh? Giải thích?
Đáp án:
- Rễ TV trên cạn phát triển hơn rễ TV thủy sinh vì TV thủy sinh hấp
thụ nước ở tất cả các cơ quan.
Liên quan: Sự hấp thục nước và khoáng của rễ cây
Mỗi ngày mở ra học 1 lần, kiên trì sẽ thành công
Nếu thấy hay và có ích, hãy Share cho bạn bè cùng học
#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment