👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
1. Cấu tạo chung nguyên tử gồm: Hạt nhân + lớp vỏ electron. Trong đó:
1.1. Hạt nhân: nằm
ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton (P) và nơtron (N)
1.2. Vỏ nguyên tử
gồm các electron (e) chuyển động xung quanh hạt nhân.
Tóm lại: Nguyên
tử được cấu tạo từ 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron. e, P, N
2. Hạt nhân nguyên tử
2.1. Điện tích hạt nhân
+ Ký hiệu
Z (Mang điện +):
+ Giá trị điện tích hạt nhân: Hạt nhân gồm các hạt proton và các hạt nơtron trong đó p
mang điện +; N không mang điện do vậy:
Hạt
nhân có Z proton thì có điện tích Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.
Số đơn vị
điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron.
Z = P = E
+ Số khối A của hạt nhân:
là tổng số proton Z và số nơtron N.
A = Z + N
2.2. Khối lượng nguyên tử bằng
tổng số khối lượng proton, notron và electron, vì khối lượng electron rất nhỏ nên
có thể coi khối lượng nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân.
- Số hiệu nguyên tử Z cho biết:
+ Số proton trong hạt nhân nguyên
tử.
+ Số electron trong nguyên tử
+ Nếu biết số khối A và số hiệu
nguyên tử Z của nguyên tố, ta tính được số nơtron trong hạt nhân nguyên tử của
nguyên tố đó.
N = A – Z
Ví dụ 1. Hạt nhân nguyên tử Al có 13proton và 14
nơtron. Vậy số khối của Al ?
A = 13 + 14 =
27
Ví dụ 2. Nguyên tử Clo có số khối là 35 và có 17e. Cho
biết số N của Clo?
A = Z + N ⇒N = A – Z = 35 – 17 = 18
II. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố thành bảng tuần hoàn
1.1. Các nguyên tố được sắp xếp theo
chiều tăng dần số hiệu nguyên tử (tức là theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân
nguyên tử).
1.2. Các nguyên tố mà nguyên tử có
cùng số lớp electron trong lớp vỏ đươc xếp trong cùng một hàng ngang tạo thành
một chu kì.
1.3. Các nguyên tố mà nguyên tử có
cấu trúc electron thành lớp và phân lớp tương tự nhau được xếp vào cùng một cột
dọc tạo thành một nhóm.
Ngày nay người ta dùng 2 loại bảng tuần hoàn : bảng dạng dài
và bảng dạng ngắn.
2. Cấu trúc của bảng tuần hoàn dạng dài
a) Ô : Cũng như hệt ô ở bảng dạng ngắn.
b) Chu kì : Bảng dạng dài cũng có 7 chu kì
được đánh số từ 1 đến 7 giống như ở bảng dạng ngắn. Ba chu kì đầu là 3 chu kì
nhỏ, 4 chu kì sau là các chu kì lớn. Trong bảng này các chu kì đều chỉ là một
hàng ngang mở đầu là một kim loại kiềm (trừ chu kì 1) và kết thúc là một khí
hiếm trừ chu kì 7 chưa kết thúc, nguyên tố họ lantan (ô thứ 57) và họ actini (ô
thứ 89) cũng được xếp thành 1 hàng ở phía dưới bảng.
c) Nhóm : Bảng dạng này gồm 16 nhóm gồm 2
loại là nhóm A và nhóm B, mỗi nhóm là 1 cột dọc. Các nhóm được đánh số từ IA
đến VIIIA gồm các nguyên tố mà nguyên tử
có cùng số electron lớp ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm. Các nhóm A
chính là các phân nhóm chính của bảng dạng ngắn.
Các nhóm B
được đánh số từ IIIB đến II B (theo trật tự trong bảng tuần hoàn dạng dài), riêng
nhóm VIIIB gồm 3 cột dọc. Gồm các nguyên tố thuộc phân nhóm phụ cùng số của
bảng dạng ngắn.
Bài 1: Hai nguyên tố X, Y ở hai phân nhóm liên tiếp và thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần hoàn hóa học. Tổng số hạt electron trong 2 nguyên tử X, Y bằng 25 hạt. Xác định hai nguyên tố X, Y.
Bài 2: Hai
nguyên tố X, Y ở hai phân nhóm liên tiếp và thuộc cùng một chu kì trong bảng tuần
hoàn hóa học. Tổng số hạt electron trong 2 nguyên tử X, Y bằng 25 hạt. Xác định
hai nguyên tố X, Y.
Bài 3: Muối
A có công thức XY2, tổng số hạt cơ bản trong A là 140, số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 44. Cũng trong phân tử này thì số hạt mang điện của
Y nhiều hơn của X cũng là 44 hạt. Xác định công thức phân tử của A.
- X,Y thuộc cùng chu kì
và ở 2 nhóm liên tiếp
- Z,X thuộc cùng nhóm
và ở 2 chu kì liên tiếp
- nguyên tử X có
2electoron ở lớp thứ 3
- tính kim loại của
Z,X,Y theo thứ tự giảm dần
Xác định tên và vị trí của các nguyên tố X, Y,
Z trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Viết công thức phân tử của các
oxit và hiđro xit của X, Y,Z
b/ Hóa tan hỗn hợp gồm
Na2O, NaHCO3, BaCl2, NH4Cl có cùng
số mol vào nước , khuấy đều rồi đun nóng nhẹ đến phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch A, khí B, kết tủa C. Hỏi dung
dịch A chứa chất tan gì?
Bài 5. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên
tử của nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không
mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của B là
28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì ?
Cho biết điện tích hạt nhân của một
số nguyên tố sau :
ZN = 7 ; ZNa = 11; ZCa = 20 ; ZFe = 26 ; ZCu = 29 ; ZC = 6 ; ZS
= 16.
Bài
6. Hai nguyên tố X
và Y ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Y thuộc phân nhóm chính nhóm V. Ở trạng thái đơn chất, X và Y không phản ứng được
với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Xác định
nguyên tố X và Y.
Bài 7. Tổng các hạt mang điện trong hợp chất AB2 là 64.Số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử A nhiều hơn số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử B là 8.
a. Hãy viết công thức
phân tử của hợp chất trên.
b. Hợp chất trên thuộc
loại hợp chất gì? Nêu tính chất hóa học của hợp chất đó.
Bài
9. Hợp
chất M được 2 nguyên tạo bởi 2 nguyên tố A và B có công thức là A2B.
Tổng số proton trong phân tử là 54. Số hạt mang điện trong phân tử A gấp 1,1875
lần số hạt trong nguyên tử B. Xác định công thức phân tử của B?
Bài
10. Hợp
chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M, R có công thức MaRb
trong đó R chiếm 6,667% khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n =p+4, còn
trong hạt nhân của R có n' = p' , trong đó n,p, n',
p' là số nơtron và proton tương ứng của M và R. Biết rằng tổng số hạt
proton trong phân tử Z bằng 84 và a + b =4. Tìm công thức phân tử của Z.
Bài 11. Có 2 kim loại X và Y, tổng số hạt (p, n, e) trong cả
hai nguyên tử X và Y là 122 hạt. Nguyên tử Y có số nơtron nhiều hơn trong
nguyên tử X là 16 hạt và số prôton trong X chỉ bằng một nửa số prôton của Y. Số
khối của X bé hơn Y là 29 dvC. Xác định X , Y.
Bài 12. Nguyên tử X có tổng số
hạt cơ bản là 26, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
6 hạt. Xác định tên nguyên tố X và vị trí của X trong bảng tuần hoàn?
Bài
13. X, Y là hai phi kim. Trong nguyên tử X và Y có số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện lần lượt là 14 và 16.
Hợp chất XYn có đặc điểm: X chiếm 15,0486 % về khối
lượng, tổng số hạt proton là 100, tổng số
hạt nơtron là 106. Hãy xác định tên các nguyên tố X, Y và công thức hóa học XYn.
Bài 14. Cho biết tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2
nguyên tử của nguyên tố A và B là 78, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 26 hạt. Số hạt mang điện của A nhiều hơn số hạt mang điện của
B là 28 hạt. Hỏi A, B là nguyên tố gì ?
Cho biết điện tích hạt nhân của một số nguyên tố sau :
ZN = 7 ; ZNa =
11; ZCa = 20 ;
ZFe = 26 ;
ZCu = 29 ; ZC = 6 ; ZS = 16.
Bài
15. X
và Y là 2 nguyên tố đứng kế tiếp nhau thuộc một nhóm A của bảng tuần hoàn dạng
dài. Biết rằng tổng số các hạt proton trong hạt nhân X và Y là 24. Hãy cho biết
vị trí của X và Y trong bảng và nêu các tính chất hóa học điển hình của các đơn chất X và Y. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng để minh họa.
Các bài tập khác
Câu 1 : Một nguyên tố A có Z= 17. Cho
biết vị trí của A trong bảng tuần hoàn? A là kim loại hay phi kim? Vì sao?
Câu
2: Hai nguyên tố A, B có ZA + ZB = 32,
biết A và B nằm kề nhau trong một chu kì trong bảng HTTH.
- Xác định tên của A và B và cho biết vị trí của A và B trong bảng HTTH
Câu
3: Hai nguyên tố X,
Y thuộc hai nhóm liên tiếp nhau trong một
chu kì . Tổng số proton của chúng bằng 45. Xác định và viết cấu hình của X , Y.
Câu
4: Hai nguyên tố X,Y thuộc cùng một phân nhóm và ở hai
chu kì liên tiếp trong bảng HTTH, có tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử
hai nguyên tố là 30. Xác định vị trí của X,Y .
Câu 5: X, Y là 2
nguyên tố cùng nhóm A ở 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt mang
điện của X và Y là 64. Xác dịnh X, Y ?
Câu 6 : X, Y là 2 nguyên tố ở 2 nhóm A liên tiếp nhau, 2 chu kỳ
liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Ở trạng thái đơn chất, X và Y không phan ứng
với nhau. Tổng số hạt electron của X và Y là 23. Xác định X, Y ?
Câu 6: X, Y là 2 nguyên tố cùng nhóm A ở 2 chu kỳ liên tiếp
trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton của X và Y là 24. Xác định X, Y ?
Câu 7: X là nguyên tố ở
nhóm VIA, trong hợp chất khí với hidro, % về khối lượng của hidro là 5,88%. Xác
định X?
Câu 8: Nguyên tố A ở nhóm IVA, hợp chất khí với hidro là B, tỉ khối
của B so với H2 là 8. Xác định A và công thức oxit cao nhất của A.
↪Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí
I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí
II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)
↪Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán
III. Sàn giao dịch Coin
↪Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin
↪Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới
↪Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Link đăng ký sàn OKX - Ví web3
↪Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới
↪Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam
↪Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam
↪Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi
↪Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc
Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment