👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
Câu 1. Để
xác định tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt của lá cây, một nhóm học sinh đã dùng 2
miếng giấy tẩm côban clorua (đã sấy khô, có màu xanh da trời) đặt lên mặt trên
và mặt dưới của lá, sau đó đặt tiếp 2 lam kính lên cả mặt trên và dưới lá, dùng
kẹp, kẹp lại. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
I. Cả hai miếng giấy tẩm côban clorua đều chuyển
từ màu xanh sang màu hồng.
II. Chỉ miếng giấy tẩm côban clorua đặt ở mặt
dưới lá chuyển màu hồng.
III. Chỉ
miếng giấy tẩm côban clorua đặt ở mặt trên lá chuyển màu hồng.
IV. Thời
gian chuyển màu miếng giấy tẩm côban clorua mặt dưới ngắn hơn mặt trên
A. (I) và (IV) B. (I) và (II) C. (I) và (III) D.
(II) và IV.
Câu 02. Để so sánh tốc độ thoát hơi nước giữa mặt trên và mặt
dưới lá cây, có thể sử dụng
A. giấy quỳ. B. giấy ăn. C. giấy tẩm côban clorua. D. giấy tẩm cồn sấy khô.
Câu 03(MH2021): Có thể sử dụng nguyên liệu nào sau đây để chiết rút
diệp lục?
A. Củ nghệ. B. Quả gấc chín. C. Lá xanh tươi. D. Củ cà rốt.
Câu 04: Để chiết rút diệp
lục trong lá cây, người ta loại bỏ thành phần nào?
I.
Gân lá II. Thịt lá III. Cuống lá
A.
(I) B. (I) và
II) C. (I) và (III) D. (II) và
(III)
Câu 05. Để tiến hành chiết
rút diệp lục và carôtenôít người ta
dùng:
A. Ca(OH)2 B. Cồn 90 -> 960 C.
H2SO4 D.
NaCl
Câu 06. Thời gian tiến hành chiết rút carôtenôít đạt hiệu quả
nhất là bao nhiêu phút?
A. 20 -> 30 phút B. 25 -> 30 phút C.
30 -> 35 phút D. 20 -> 25
phút
Câu 07. Thời
gian tiến hành chiết rút diệp lục đạt hiệu quả nhất là:
A. 20 ->
30 phút B.
25 -> 30 phút C. 30 -> 35 phút D. 20 -> 25 phút
Câu 08: Có thể sử dụng nguyên liệu nào sau đây để chiết rút
carôtenôít?
A. Củ khoai lang. B. Rễ cây. C. Củ
cà rốt. D. Lá xanh tươi.
Câu 09: Có thể sử dụng nguyên liệu nào sau đây để chiết rút
carôtenôít?
A. Củ khoai lang. B. Rễ cây. C. Lá
tía tô. D. Lá xanh tươi.
Câu 10. Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây
để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?
A. Dung dịch NaCl. B. Dung dịch Ca(OH)2. C. Dung
dịch KCl. D. Dung dịch H2SO4.
Câu 11. Để phát hiện hô
hấp ở thực vật, một nhóm
học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4 bình cách nhiệt giống nhau
đánh số thứ tự 1, 2, 3 và 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: bình 1
chứa 1kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1kg hạt khô, bình 3 chứa 1kg hạt mới nhú mầm đã luộc
chín và bình 4 chứa 0,5kg
hạt mới nhú
mầm. Đậy kín nắp mỗi bình
rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện khác ở 4 bình là như nhau và phù
hợp với thí nghiệm. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết
quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều
tăng.
II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình
4 đều giảm. IV. Nồng độ O2 ở bình 3
tăng.
A. 2. B. 4. C.
3. D. 1.
Câu 12. Để tiến hành thí nghiệm phát hiện hô hấp qua sự hút O2,
học sinh làm như sau: Lấy 2 phần hạt mới nhú mầm (mỗi phần: 50g) sau đó đổ nước
sôi lên một trong 2 phần hạt đó để giết chết hạt. Tiếp theo, cho mỗi phần hạt
vào mỗi bình (bình 1 để hạt nhú mầm đã đổ nước sôi, bình 2 để hạt nhú mầm) và
nút chặt để trong khoảng 2 giờ. Học sinh quan sát
hiện tượng xảy ra khi mở nút bình và đưa nến (hoặc diêm) cháy vào mỗi bình. Biết
rằng các điều kiện khác ở 2 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lí
thuyết, nhận định có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
(I) Mở nút bình chứa hạt sống (bình 2) và nhanh chóng đưa
nến (que diêm) đang cháy vào bình thì nến (que diêm) bị tắt ngay.
(II) Mở nút bình chứa hạt chết (bình 1) và nhanh chóng đưa
nến (que diêm) đang cháy vào bình thì nến (que diêm) tiếp tục cháy.
(III) Mở nút hai bình và nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang
cháy vào thì nến (que diêm) bị tắt ngay.
(IV) Mở nút bình và nhanh chóng đưa nến (que diêm) đang
cháy vào bình thì nến (que diêm) tiếp tục cháy.
A. (I) và (II) B. (I) và (III) C. (II) và (III) D. (III) và (IV)
Câu 13. Để tiến hành thí nghiệm phát hiện hô hấp qua thải CO2,
học sinh làm như sau: Lấy hạt mới nhú mầm cho vào bình và nút chặt bằng nút cao
su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U, để trong khoảng 2 giờ. Sau 2 giờ, học sinh
tiết hành cho đầu ngoài ống thủy tinh hình chữ U vào dùng dịch Ba(OH)2,
đầu kia của ống tiến hành rót từ từ nước vào trong bình chứa hạt nhú mầm. Học sinh quan sát
hiện tượng xảy ra ở bình chứa Ba(OH)2. Theo lí thuyết, nhận định có
bao nhiêu dự đoán sau đây đúng về kết quả thí nghiệm?
(I) Bình chứa dung dịch
Ba(OH)2 xuất hiện kết tủa.
(II) Khi rót nước vào,
không khí trong bình chứa hạt nảy mầm có nồng độ CO2 cao sẽ bị đẩy
ra khỏi bình, chuyển theo ống thủy tinh để đi vào bình chứa Ba(OH)2
III. Bình chứa dung dịch
Ba(OH)2 xuất hiện màu đỏ.
IV. Không có hiện tượng xảy
ra.
A. (I) và (II) B. (I) và (III) C. (II) và (III) D. (III) và (IV)
Câu 14. Trong giờ thực
hành đo nhịp tim, các học sinh chia nhóm, mỗi nhóm 5 học sinh trong đó 2 thành
viên trong nhóm được 3 thành viên khác trong nhóm đo nhịp tim vào các thời
điểm:
1. Trước khi chạy nhanh tại chỗ. 2. Ngay sau khi chạy nhanh 2
phút tại chỗ.
3. Sau khi nghỉ chạy 5 phút.
Theo lí thuyết, nhận định nào
sau đây đúng?
(I)
Trước khi chạy nhanh tại chỗ, nhịp tim ổn định, sau khi chạy nhanh nhịp tim
tăng mạnh, sau khi nghỉ 5 phút nhịp tim trở về mức ổn định.
(II)
Sau khi hoạt động mạnh, các tế bào của cơ thể thiếu O2, tim đập
nhanh để đẩy máu giàu O2 tới các tế bào. Sau khi nghỉ ngơi, cơ thể
trở lại trạng thái ổn định bình thường nên nhịp tim ổn định trở lại.
(III)
Trước khi chạy nhanh tại chỗ, nhịp tim tăng mạnh, sau khi chạy nhanh nhịp tim
giảm mạnh, sau khi nghỉ 5 phút nhịp tim trở về mức ổn định.
(IV)
Sau khi hoạt động mạnh, các tế bào của cơ thể thừa O2, tim đập nhanh
để đẩy máu giàu O2 tới các tế bào. Sau khi nghỉ ngơi, cơ thể trở lại
trạng thái ổn định bình thường nên nhịp tim ổn định trở lại.
A. (I) và (II) B. (I) và (III) C. (II) và (III) D. (III) và (IV)
Câu 15. Để tiến hành đo
nhịp tim và huyết áp, thiết bị sử dụng là
A. huyết áp kế. B.
Nhiệt kế. C.
Von kế D. Khúc
xạ kế
Câu 16. Để tiến hành thí
nghiệm về tính hướng động của rễ cây, học sinh làm như sau:
(1) Cho nước vào đĩa có đáy
sâu, (2) chọn 2 hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim cắm xuyên hạt vào nút cao
su, (3) cắt bỏ tận cùng (đỉnh rễ) của 1 rễ mầm, (4) đặt nút cao su vào đĩa, (4)
phủ giấy lọc lên hạt mầm (2 đầu giấy lọc nhúng xuống nước), (5) Úp chuông thủy
tinh lên đĩa, đặt vào buồng tối 1-2 ngày. Quan sát sự vận động của rễ mầm ở cả
hai hạt mầm, kết quả nào dưới đây phù hợp với kết quả thí nghiệm?
(I) Rễ cây còn đỉnh rễ sẽ
uốn cong xuống dưới. (II) Rễ cây không còn đỉnh rễ không uốn cong xuống dưới.
(III) Rễ cây còn đỉnh rễ sẽ
không uốn cong xuống dưới. (IV) Rễ cây không còn đỉnh rễ uốn cong xuống dưới.
A. (I) và (II) B. (I) và (III) C. (II) và (III) D. (III) và (IV)
Câu 17. Để
tiến hành thí nghiệm về tính hướng động của thực vật, học sinh làm như sau:
(1) Cho nước vào đĩa có đáy
sâu, (2) chọn 2 hạt đã có rễ mầm mọc thẳng, dùng ghim cắm xuyên hạt vào nút cao
su, (3) cắt bỏ tận cùng (đỉnh rễ) của 1 rễ mầm, (4) đặt nút cao su vào đĩa, (4)
phủ giấy lọc lên hạt mầm (2 đầu giấy lọc nhúng xuống nước), (5) Úp chuông thủy
tinh lên đĩa, đặt vào buồng tối 1-2 ngày. Quan sát sự vận động của rễ mầm thấy:
Rễ cây còn đỉnh sẽ uốn cong xuống phía dưới, rễ cây không còn đỉnh rễ không uốn
cong xuống dưới.Giải thích nào dưới đây phù hợp?
(I) Rễ cây chịu tác động
của trọng lực. (II) Đỉnh rễ là
vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực.
(III) Rễ cây chịu tác động
của trọng lực. (IV) Đỉnh rễ không
là vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực.
A. (I) và (II) B. (I) và (III) C. (II) và (III) D. (III) và (IV)
Câu 18. Để tiến hành nhân giống một loại thực vật
người ta làm như sau: (1) Cắt cành thành từng đoạn (10- 15cm), có số lượng chồi
mắt bằng nhau; (2) Cắm nghiêng vào đất ẩm, một phần hom ở trên mặt đất. Đây là
phương pháp
A. Giâm cành B.
Chiết cành C. Ghép cành D. Nuôi cấy mô
Câu 19. Trong một thí
nghiệm nhân giống ở thực vật, học sinh thực hiện như sau: (1) dùng dao sắc cắt
vát gọn và sạch gốc của một cây (A) và cành được cắt ra từ một cây khác(B) để
cho bề mặt tiếp xúc thật áp sát. (2) cắt lá 1/3 số ở gốc cây (A) và toàn bộ lá
trên cành cây (B); (3) đưa cành cây (B)
vào gốc cây (A) rồi buộc chặt. Đây là
phương pháp
A.
Giâm cành B. Chiết cành C. Ghép cành D.
Nuôi cấy mô
Câu 20. Trong một thí
nghiệm nhân giống ở thực vật, học sinh thực hiện như sau: (1) rạch vỏ ở gốc cây (A) có đoạn thân dài
khoảng 2cm theo hình chữ T; (2) lấy mắt của cây khác (B); (3) đặt mắt của cây
(B) vào vết cắt hình chữ T ở cây (A); (3) buộc chặt.Đây là phương pháp
A.
Giâm cành B. Chiết cành C. Ghép mắt D.
Nuôi cấy mô
>> Top 10 cuốn sách hay ôn thi THPT QG tổ hợp KHTN
>> Top 10 máy tính bỏ túi cho học sinh được phép mang vào phòng thi
↪Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí
I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí
II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)
↪Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán
III. Sàn giao dịch Coin
↪Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin
↪Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới
↪Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Link đăng ký sàn OKX - Ví web3
↪Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới
↪Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam
↪Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam
↪Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi
↪Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc
Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment