[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký

 (Sangkiengiaovien.com) Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh thành (2007); diện tích 15000 km2, dân số (2006) là 18,2 triệu người (hiếm 4,5% diện tích tự nhiên và 21,6% số dân cả nước). Ngày 01/08/2008, đã sát nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, Đông Xuân (huyện Lương Sơn, Hoà Bình) vào thành phố Hà Nội. Như vậy số đơn vị hành chính của vùng chỉ còn 10 tỉnh, thành


VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu của vùng
a) Về vị trí địa lí
Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh thành (2007); diện tích 15000 km2, dân số (2006) là 18,2 triệu người (hiếm 4,5% diện tích tự nhiên và 21,6% số dân cả nước). Ngày 01/08/2008, đã sát nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung, Đông Xuân (huyện Lương Sơn, Hoà Bình) vào thành phố Hà Nội. Như vậy số đơn vị hành chính của vùng chỉ còn 10 tỉnh, thành
Vùng có vị trí địa lí đặc biệt, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế : Là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ; Nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc, có Hà Nội là thủ đô của cả nước; Giáp biển, có cảng Hải Phòng là với cửa ngõ thông ra biển của vùng và cả Bắc Bộ.
Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh (nhiệt độ trung bình của 3 tháng mùa đông lạnh 180C); Vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của tai biến do thiên nhiên : bão, lũ lụt, hạn hán.
b) Tài nguyên thiên nhiên
Đất đai là tài nguyên quan trọng nhất, đất phù sa màu mỡ, 70% đất nông nghiệp có độ phì từ trung bình trở lên. Đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ít.
Nguồn nước: Rất phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình; chất lượng nước (cả nước trên mặt lẫn nước ngầm) tốt. Nước khoáng, nước nóng có ở Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình,…
Biển: Bờ biển dài khoảng 400 km, có ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, giàu tiềm năng, có cảng Hải Phòng, có khu du lịch Đồ Sơn.
Khoáng sản : Có trữ lượng lớn về than nâu, đá vôi, sét, cao lanh. Khí đốt ở Tiền Hải đã được khai thác, có tiềm năng về dầu khí ở thềm lục địa.
Hạn chế: là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu đều phải nhập từ các vùng khác. Một số tài nguyên bị suy thoái do khai thác quá mức.
c) Kinh tế - xã hội
Lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước.
Có cơ sở hạ tầng vào loại tốt nhất nước, có hàng loạt quốc lộ huyết mạch đã được nâng cấp (quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 10, 18,…), mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không phát triển mạnh.
Cơ sở vật chất - kĩ thuật ngày càng hoàn thiện như hệ thống thuỷ lợi, các trạm, trại bảo vệ cây trồng vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với năng lực đáng kể,…
Là vùng được khai thác từ lâu đời, tập trung nhiều di tích văn hoá lịch sử, các làng nghề truyền thống; Các trường đại học, viện nghiên cứu. Mạng lưới đô thị khá phát triển
Hạn chế: dân số quá đông, mật độ quá cao (mật độ quá cao 1192 người/km2 - 2005) đã gây sức ép lớn lên phát triển kinh tế - xã hội. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.
2. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các định hướng chính
a. Thực trạng.
Cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng trong thời gian qua đã chuyển dịch theo huớng tích cực. Tuy nhiên sự chuyển dịch còn chậm, cơ cấu còn lạc hậu, nhiều tỉnh nông nghiệp vẫn còn chiếm trên 50% GDP và 80% lao động
b. Các định hướng chính.
Xu hướng chung: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh bền vững gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Chỉ tiêu đến năm 2010 tỉ trọng 3 khu vực trên lần lượt là 20%, 34%, 46%.
Việc chuyển dịch trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến; phát triển các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.
Đối với khu vực I : Giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản; riêng trồng trọt thì giảm tỉ trọng lương thực tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
Đối với khu vực II : Hình thành các ngành trọng điểm dựa trên thế mạnh về tài nguyên và dân cư như : chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may, giày da, cơ khí, kĩ thuật điện - điện tử, vật liệu xây dựng.
Đối với khu vực III : Đẩy mạnh phát triển du lịch, trung tâm chính là Hà Nội và phụ cận, Hải Phòng. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ (tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo...)

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Phạm vi lãnh thổ của Đông bằng sông Hồng (tính đến 08/2008) bao gồm:
              A. 9 tỉnh, thành phố.             B. 10 tỉnh, thành phố.         
              C. 11 tỉnh, thành phố.           D. 12 tỉnh, thành phố.
Câu 2.   Loại tài nguyên giá trị hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng là :
              A. Đất đai.           B. Khí hậu.          C. Nguồn nước.  D. Khoáng sản.
Câu 3.   Tuyến quốc lộ nằm hoàn toàn trong vùng Đồng bằng sông Hồng là :
              A. Quốc lộ 2.       B. Quốc lộ 5.       C. Quốc lộ 6.       D. Quốc lộ 18.
Câu 4.   Ngành nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng ?
              A. Vật liệu xây dựng.                         B. Hoá chất.
              C. Luyện kim.                                     D. Năng lượng.
Câu 5.   Phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng vì :
              A. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp dịch vụ, nhưng hiện nay còn phát triển chậm hơn các vùng khác.
              B. Đây là vùng trọng điểm số 2 về lương thực, thực phẩm của cả nước nhưng sản xuất lương thực ngày càng gặp khó khăn.
              C. Cơ cấu kinh tế tuy đã chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết các thế mạnh của vùng.
              D. Để phát huy các thế mạnh và khắc phục những hạn chế, nhằm đưa nền kinh tế phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng.
Câu 6.   Loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao đang được khai thác ở Đồng bằng sông Hồng là
              A. Than nâu và khí đốt.                   B. Đá vôi, đất sét, cao lanh.
              C. Đá vôi và than nâu.                     D. Than nâu, đất sét, cao lanh.
Câu 7.   Về mặt xã hội, sức ép dân số đã làm cho Đồng bằng sông Hồng :
              A. Có thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp nhất nước.
              B. Có tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao nhất nước.
              C. Có lương thực bình quân đầu người thấp nhất nước.
              D. Tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn mức bình quân cả nước.
Câu 8.   Hạn chế lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng trong việc phát triển kinh tế - xã hội là :
              A. Những tai biến do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa gây ra.
              B. Cơ cấu kinh tế chuyển biến chậm, nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn.
              C. Mật độ dân số quá cao gây sức ép lên đời sống kinh tế - xã hội.
              D. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái, thiếu hầu hết các nguồn nguyên liệu.
Câu 9.   Đặc điểm khí hậu của ĐB sông Hồng có những nét tương đồng với :
              A. Tiểu vùng Tây Bắc.                    B. Tiểu vùng Đông Bắc.
              C. Vùng Bắc Trung Bộ.                  D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.



Câu 10. Dựa vào bảng số liệu sau đây về một số chỉ tiêu của Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Các chỉ tiêu
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
1995
2005
1995
2005
Dân số (nghìn người)
16 137
18 039
71 996
83 009
Diện tích cây lương thực (nghìn ha)                 
1 288
1 220
7 322
8 371
Sản lượng lương thực (nghìn tấn)
5 340
6 533
26 141
39 548
Bình quân lương thực (kg/người)
331
362
363
475
              Nhận định đúng nhất là :
              A. Đồng bằng sông Hồng có tốc độ tăng chậm hơn cả nước trong tất cả chỉ tiêu.
              B. Dân số là chỉ tiêu tăng chậm nhất của Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 1995 - 2005.
              C. Diện tích cây lương thực của Đồng bằng sông Hồng tăng chậm hơn sản lượng lương thực.
              D. Sản lượng lương thực của ĐB sông Hồng tăng chậm hơn cả nước vì năng suất thấp và tăng chậm hơn.
Câu 11. Phạm vi lãnh thổ của Đồng bằng sông Hồng được xác định bằng :
              A. Ranh giới của các lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình.
              B. Ranh giới của các thành phố, thị xã ở rìa.
              C. Ranh giới của các vùng đồi núi thấp.                      D. Ranh giới hành chính.
Câu 12. Tài nguyên khoáng sản ở Đồng bằng sông Hồng không nhiều là do :
              A. Lịch sử khai thác lâu đời.            B. Địa hình thấp, bằng phẳng.
              C. Chịu ảnh hưởng không đáng kể của vận động tạo núi Hi-ma-lay-a.
              D. Mới được hình thành trên nền sụt võng trong thời gian gần đây.
Câu 13. Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất vào mùa mưa bão là vùng:
              A. Đồng bằng sông Hồng.               B. Đồng bằng sông Cửu Long.
              C. Vùng trũng ở Bắc Trung Bộ.      D. Đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 14. Đất nông nghiệp có độ phì cao và trung bình ở ĐB sông Hồng chiếm :
              A. Gần 75% diện tích.                     B. Khoảng 70% diện tích.
              C. Trên 65% diện tích.                     D. Dưới 60% diện tích.
Câu 15. Nhân tố có ý nghĩa quyết định đến quy mô, cơ cấu và phân bố ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng là :
              A. Khí hậu.                                      B. Nguồn nước.
              C. Thị trường tiêu thụ.                     D. Đất đai. 
Câu 16. Hệ thống đê điều khá vững chắc ở Đồng bằng sông Hồng đã làm cho đất phù sa trong đê :
              A. Ngày càng bị bạc màu.                                         B. Thường xuyên bị thiếu nước.
              C. Thường xuyên được phù sa bồi đắp.                    D. Thường xuyên bị ngập úng.
Câu 17. Đất bạc màu ở Đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở :
              A. Phía tây bắc.        B. Phía đông nam.
      C. Phía đông bắc.     D. Phía tây nam.
Câu 18. Để tăng diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng, biện pháp quan trọng nhất là :
              A. Cần tiến hành cải tạo đất, tận dụng diện tích mặt nước, tăng vụ.
              B. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vụ đông lên vụ sản xuất chính.
              C. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.                  
              D. Tăng cường công tác thuỷ lợi.
Câu 19. Tài nguyên nước của Đồng bằng sông Hồng phong phú thể hiện rõ nhất ở :
              A. Nguồn nước khoáng dồi dào.     B. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
              C. Nước ngầm dồi dào, chất lượng nước tốt.
              D. Hệ thống sông ngòi chằng chịt của 2 hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Hồng.
Câu 20. Đồng bằng sông Hồng thường thiếu nước cho sản xuất vào :
              A. Vụ đông - xuân.                           B. Vụ thu - đông.   
              C. Vụ hè - thu.                                  D. Vụ xuân - hè.
Câu 21. Biện pháp thủy lợi theo hướng tưới và tiêu nước cần thực hiện ở Đồng bằng sông Hồng vào :
              A. Vụ xuân - hè và vụ hè - thu.       B. Vụ đông - xuân và vụ hè - thu.
              C. Vụ hè - thu và vụ thu - đông.      D. Vụ thu - đông và vụ xuân - hè.
Câu 22. Biện pháp thủy lợi theo hướng tiêu nước ở Đồng bằng sông Hồng cần thực hiện vào :
              A. Vụ đông - xuân.                          B. Vụ thu - đông.    
              C. Vụ hè - thu.                                  D. Vụ xuân - hè.
Câu 23. Hạn chế đối với sản xuất cây thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là :
              A. Mưa, bão.                                    B. Khô hạn, lạnh kéo dài.
              C. Ngập, úng.                                  D. Nắng nóng, khô hạn.
Câu 24. Đồng bằng sông Hồng có thể phát triển một số cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới do :
              A. Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ.
              B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 3 tháng mùa đông lạnh.
              C. Nguồn nước phong phú của 2 hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.
              D. Kinh nghiệm sản xuất của người dân.
Câu 25. Mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do :
              A. Điều kiện khí hậu, nguồn nước thích hợp.              B. Đất phù sa màu mỡ.
              C. Lịch sử khai thác sớm                                              D. Trình độ phát triển kinh tế.
Câu 26. Xét ở góc độ xã hội, biểu hiện gay gắt nhất về vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là:
              A. Di dân tự do từ nông thôn vào các thành phố lớn.
              B. Gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao.
              C. Dịch vụ về văn hóa, y tế, giáo dục khó nâng cao chất lượng.
              D. Thất nghiệp, thiếu việc làm.
Câu 27. Giải pháp có ý nghĩa lâu dài để giải quyết vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng là :
              A. Xuất khẩu lao động.                    B. Di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới.
              C. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa.  D. Giảm tỉ lệ sinh.
Câu 28. Dân số ở Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh sẽ dẫn tới :
              A. Đất hoang hóa ngày càng mở rộng.        
              B. Đất chuyên dùng ngày càng thu hẹp.
              C. Đất lâm nghiệp ngày một giảm


              D. Bình quân đất nông nghiệp/đầu người ngày một thấp.
Câu 29. Phải tăng năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng bởi vì :
              A. Đất phù sa rất màu mỡ.               B. Dân số đông.
              C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
              D. Nhu cầu xuất khẩu lớn.
Câu 30. Sản lượng lúa của Đồng bằng sông Hồng tăng chủ yếu là do :
              A. Hệ số sử dụng đất cao.
              B. Nhu cầu của thị trường trong và ngoài vùng lớn.
              C. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, sử dụng nhiều giống mới.
              D. Đất đai rất màu mỡ.
Câu 31. Ở Đồng bằng sông Hồng, việc sản xuất lương thực - thực phẩm có ‎nghĩa rất quan trọng, bởi vì :
              A. Là đồng bằng châu thổ màu mỡ, đất đai, khí hậu, nguồn nước phong phú.
              B. Là vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm của cả nước, mật độ dân số quá cao.
              C. Lúa là cây lương thực cổ truyền, người dân có kinh nghiệm thâm canh cây lúa nước từ rất sớm.
              D. Đảm nhận việc cung cấp lương thực - thực phẩm cho các vùng khác và xuất khẩu.
Câu 32. Về lâu dài, sản lượng lương thực ở ĐB sông Hồng có thể dẫn tới giới hạn của khả năng sản xuất là do :
              A. Dân số quá đông. gia tăng tự nhiên còn cao nên phải đẩy mạnh thâm canh, quay vòng sử dụng đất.
              B. Áp dụng các biện pháp khoa học - kĩ thuật nhiều nhưng chưa hợp lí vào sản xuất.
              C. Nhu cầu về lương thực ngày càng tăng nhưng diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp.
              D. Thiên tai thường xảy ra ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng.
Câu 33. Nguồn thực phẩm tạo ra từ ngành chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa vào:
              A. Chăn nuôi trâu, bò thịt và sữa ở các trang trại lớn.
              B. Chăn nuôi bò thịt và sữa ở ven các thành phố lớn.
              C. Chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm.                          D. Chăn nuôi dê, cừu.
Câu 34. Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về số đầu lợn chủ yếu là do :
              A. Có nguồn thức ăn rất dồi dào, thị trường có nhu cầu lớn.
              B. Mô hình kinh tế trang trại và kinh tế VAC phát triển mạnh.
              C. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm.         D. Được Nhà nước đầu tư.
Câu 35. Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng là :
              A. Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử, dệt - may.
              B. Hóa chất - phân bón - cao su, cơ khí, luyện kim, kĩ thuật điện - điện tử.
              C. Luyện kim, cơ khí, điện - điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng.
              D. Sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón - cao su, giày - da - giấy.
Câu 36. Phát triển kinh tế biển ở Đồng bằng sông Hồng, nên tập trung vào :
              A. Giao thông vận tải, du lịch, khai thác - nuôi trồng thủy hải sản.
              B. Khai thác dầu khí, giao thông vận tải.
              C. Làm muối, du lịch và dịch vụ cảng biển.
              D. Đánh bắt hải sản và du lịch.
Câu 37. Vận tải đường thủy phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng là do :
              A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn, độ dốc nhỏ.
              B. Có hệ thống cảng sông, cảng biển rất phát triển.
              C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh.
              D. Sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa, có nhiều cửa sông lớn.
Câu 38. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 là:
              A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và giữ nguyên tỉ trọng trong khu vực III.
              B. Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực III và giữ nguyên tỉ trọng trong khu vực II.
              C. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III.
              D. Tỉ trọng của khu vực I (20,0%), khu vực II (34,0%) và khu vực III (46,0%). 
Câu 39. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I ở Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 là:
              A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
               B. Giảm tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành trồng cây thực phẩm.
              C. Giảm tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành trồng cây ăn quả.
              D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt và cây thực phẩm.
Câu 40. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực II ở Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 là:
              A. Đầu tư phát triển mạnh ngành chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may và da giày.
              B. Đầu tư phát triển các ngành trọng điểm có lợi thế vào tài nguyên, lao động và thị trường.
              C. Đầu tư phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo.
              D. Đầu tư phát triển ngành cơ khí – kĩ thuật điện - điện tử.
Câu 41. Định hướng phát triển trong khu vực III ở Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 là:
              A. Đầu tư mạnh cho hoạt động du lịch, tài chính ngân hàng, giáo dục – đào tạo...
              B. Hình thành trung tâm thương mại quốc gia ở Hà Nội và trung tâm thương mại cửa khẩu ở Hải Phòng.
              C. Hình thành trung tâm thương mại quốc tế ở Hà Nội và trung tâm thương mại vùng ở Hải Dương.
              D. Ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và bưu chính viễn thông quốc tế

C. ĐÁP ÁN
1. B
2. A
3. B
4. A
5. D
6. B
7. B
8. C
9. B
10. A
11. D
12. D
13. A
14. B
15. D
16. A
17. C
18. A
19. D
20. A
21. B
22. C
23. B
24. B
25. C
26. D
27. D
28. D
29. B
30. C
31. B
32. A
33. C
34. A
35. A
36. A
37. A
38. D
39. A
40. B
41. A

Nếu thấy bài đọc có ích, hãy bấm nút Like hoặc Share để chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo!

Có thể bạn quan tâm (Sangkiengiaovien.com)

LUYỆN TẬP THI  TRẮC NGHIỆM – THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
Địa lí, Địa lí 12, Địa lí THPT, Kiến thức, Kiến thức THPT, THPT, Trắc nghiệm, Trắc nghiệm địa lí, Lớp 12, Trắc nghiệm địa lí 12, 


Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top