[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
 (Sangkiengiaovien.com) Quy mô và tính chất của đất đai quyết định quy mô và tính chất của hoạt động nông nghiệp nói chung. việc sử dụng hợp lí đất đai có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

VỐN ĐẤT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẤT

A.  KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vốn đất đai của nước ta
a) Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng hợp lí vốn đất
- Đất trồng là tài nguyên thiên nhiên tái tạo được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống.
- Đất đai có vai trò cực kì quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, môi trường :
+ Là tư liệu sản xuất chủ yếu không thay thế được của nông, lâm nghiệp.
+ Là địa bàn để phân bố dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội…
+ Là yếu tố hàng đầu của môi trường sống.
- Quy mô và tính chất của đất đai quyết định quy mô và tính chất của hoạt động nông nghiệp nói chung.
- Việc sử dụng hợp lí đất đai có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
b) Đặc điểm vốn đất của nước ta
- Nước ta đất hẹp người đông. Diện tích đất tự nhiên bình quân là 0,4 ha/người, chỉ bằng 1/6 mức bình quân của thế giới.
- Cơ cấu đất đai không hợp lí và đang diễn biến phức tạp :
+ Đất nông nghiệp chỉ chiếm 28,6% với độ 9,4 triệu ha, là một tỉ lệ thấp, nhất là trong điều kiện một nước nông nghiệp như chúng ta. Khả năng mở rộng lại không còn nhiều trong khi lại phải chuyển một phần sang đất chuyên dùng và thổ cư.
+ Đất lâm nghiệp chiếm 36,6% là một tỉ lệ thấp chưa đủ đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái nhất là trong điều kiện địa hình 3/4 là đồi núi với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Đất lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm do rừng trồng không bù đắp được cho rừng bị phá.
+ Đất chuyên dùng, thổ cư chiếm 6,3%, đang có xu hướng tăng nhanh do dân số tăng, đô thị hoá phát triển.
+ Đất chưa sử dụng còn chiếm tỉ lệ lớn (28,5%).
- Vốn đất đai có sự khác biệt lớn giữa các vùng về quy mô, tính chất, cơ cấu, bình quân… .Vì vậy, mỗi vùng phải có chính sách sử dụng hợp lí riêng.
2. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp chiếm 28,6% diện tích tự nhiên với 9,4 triệu ha, chia làm 5 loại chính (đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất vườn tạp, đồng cỏ chăn nuôi và diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản), phân bố chủ yếu trên hai địa bàn là đồng bằng và miền núi trung du.
a) Đất ở đồng bằng
- Đất đồng bằng chiếm 1/4 diện tích, chủ yếu là đất phù sa, phân bố chủ yếu trên 3 đồng bằng.
- Đất đồng bằng rất thích hợp cho trồng cây ngắn ngày (chiếm 3/4 diện tích), đặc biệt là lúa và nuôi trồng thuỷ sản.
- Tuy là đất đồng bằng nhưng ở mỗi đồng bằng lại có những vấn đề sử dụng đất riêng phù hợp với đặc điểm đất đai.
Ở Đồng bằng sông Hồng
-  Đặc điểm :
+ Bị sức ép của dân số lên sử dụng đất, đất nông nghiệp bình quân thấp nhất nước (0,05 ha/người).
+ Khả năng mở rộng không còn nhiều (chỉ một phần rất nhỏ trong số 17 vạn ha).
+ Diện tích mặt nước còn nhiều.
- Biện pháp sử dụng hợp lí :
+ Đẩy mạnh thâm canh hơn nữa trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát triển vụ đông.
+ Tận dụng mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.
+ Có quy hoạch khi chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long
- Đặc điểm :
+ Có quy mô lớn (gấp 4 lần Đồng bằng sông Hồng), bình quân cao (0,18 ha/người).
+ Khả năng mở rộng diện tích còn rất lớn.
+ Diện tích mặt nước rất nhiều.
- Biện pháp sử dụng hợp lí :
+ Đẩy mạnh thâm canh kết hợp với mở rộng diện tích (cải tạo, khai hoang kết hợp với tăng hệ số sử dụng).
+ Khai thác mạnh diện tích mặt nước phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
+ Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hoá cơ cấu cây trồng.
Ở Đồng bằng Duyên hải miền Trung
- Đặc điểm :
+ Đất hẹp, kém màu mỡ, bị chia cắt.
+ Bị tác động thường xuyên bởi thiên tai (hạn hán, lũ lụt, cát bay…).
- Biện pháp sử dụng hợp lí :
+ Thay đổi cơ cấu  mùa vụ.
+ Trồng rừng phi lao (Bắc Trung Bộ), xây dựng các công trình thuỷ lợi (Nam Trung Bộ).
+ Sử dụng đất cát ven biển để nuôi trồng thuỷ sản (đặc biệt là tôm).
b) Đất ở miền núi trung du
- Đặc điểm :
+ Chiếm 3/4 diện tích, chủ yếu là đất phe-ra-lit, thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm, rừng cây và đồng cỏ chăn nuôi.
+ Đất dốc dễ bị xói mòn, khó làm thuỷ lợi, cơ giới hoá.
- Biện pháp :
+ Bảo vệ vốn rừng.
+ Những vùng có điều kiện tưới nước thì đẩy mạnh phát triển cây lương thực.
+ Phát triển cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn kết hợp với công nghiệp chế biến.
+ Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp chế biến…).

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.   Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc :
              A. Cải tạo đất đai.                            B. Trồng và bảo vệ vốn rừng.
              C. Đẩy mạnh thâm canh.                 D. Giải quyết vấn đề lương thực.
Câu 2.   Đây là biện pháp có ý nghĩa hàng đầu đối với việc sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng.
              A. Đẩy mạnh thâm canh.                 B. Quy hoạch thuỷ lợi.
              C. Khai hoang và cải tạo đất.           D. Trồng rừng và xây dựng thuỷ lợi.
Câu 3.   Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra trong việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở hầu hết các tỉnh duyên hải miền Trung.
              A. Trồng rừng phi lao để ngăn sự di chuyển của cồn cát.
              B. Quy hoạch các công trình thuỷ lợi để cải tạo đất.
              C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ để tăng hệ số sử dụng đất.
              D. Sử dụng đất cát biển để nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 4.   Đất đai ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có điểm giống nhau là:
              A. Khả năng mở rộng diện tích còn nhiều.
              B. Có diện tích mặt nước lớn còn khai thác được nhiều.
              C. Có quy mô lớn nên bình quân đầu người cao.
              D. Đã được thâm canh ở mức độ cao.
Câu 5.   Phương hướng chính để sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long là :
              A. Đẩy mạnh thâm canh trên cơ sở thay đổi cơ cấu mùa vụ.
              B. Quy hoạch thuỷ lợi để cải tạo đất và nâng cao hệ số sử dụng.
              C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh phát triển vụ đông.
              D. Đa dạng hoá cây trồng, đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 6.   Loại đất chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu sử dụng đất ở nước ta hiện nay là :
              A. Đất nông nghiệp.                        B. Đất lâm nghiệp.
              C. Đất chuyên dùng, thổ cư.            D. Đất chưa sử dụng.
Câu 7.   Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là :
              A. Sức ép của dân số và sử dụng không hợp lí kéo dài.
              B. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
              C. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng về vốn đất.
              D. Địa hình đồi núi chiếm hơn 3/4 diện tích đất nước.
Câu 8.   Trong cơ cấu sử dụng đất ở nước ta, loại đất có khả năng tăng liên tục là :
              A. Đất nông nghiệp.                        B. Đất lâm nghiệp.
              C. Đất chuyên dùng và thổ cư.        D. Đất chưa sử dụng.
Câu 9.   Vùng có tỉ lệ đất chuyên dùng và thổ cư lớn nhất nước ta là :
              A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.    B. Đồng bằng sông Hồng.
              C. Đông Nam Bộ.                            D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10. Trong thời gian qua, loại đất bị thu hẹp diện tích lớn nhất của nước ta là :
              A. Đất nông nghiệp.                        B. Đất lâm nghiệp.
              C. Đất chuyên dùng, thổ cư.            D. Đất chưa sử dụng.
Câu 11. Vấn đề cần hết sức quan tâm khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp là :
              A. Không để mất rừng.                    B. Không mở rộng ở những vùng có độ dốc lớn.
              C. Chỉ được mở rộng ở miền núi, trung du.
              D. Việc mở rộng phải gắn liền với việc định canh định cư.
Câu 12. Việc mở rộng diện tích đất chuyên dùng và thổ cư trong thời gian qua đã ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất nông nghiệp nhiều nhất ở vùng :
              A. Tây Nguyên và Tây Bắc.            B. Các vùng núi và trung du.
              C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
              D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Câu 13. Đất ở nước ta rất dễ bị thoái hoá vì :
              A. Việc đẩy mạnh thâm canh quá mức nhất là thâm canh lúa nước.
              B. Nông nghiệp nước ta sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc trừ sâu.
              C. Nước ta địa hình 3/4 là đồi núi lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
              D. Loại đất chính của nước ta là đất phe-ra-lit, tơi xốp với tầng phong hoá sâu.
Câu 14. Trong phương hướng sử dụng hợp lí đất đai ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long có điểm chung là :
              A. Đẩy mạnh thâm canh.                 B. Khai hoang cải tạo để mở rộng diện tích.
              C. Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ.
              D. Hạn chế việc tăng diện tích đất chuyên dùng và thổ cư.
Câu 15. Với tốc độ tăng dân như hiện nay thì đến năm 2010, diện tích đất tự nhiên bình quân của nước ta sẽ :
              A. Vẫn giữ nguyên.                         B. Sẽ giảm nhiều.
              C. Sẽ tăng lên.                                  D. Chỉ còn ở mức 0,35 ha/người. 

C. ĐÁP ÁN
1. B
2. A
3. D
4. B
5. B
6. B
7. A
8. C
9. B
10. D
11. A
12. D
13. C
14. C
15. D



Nếu thấy bài đọc có ích, hãy bấm nút Like hoặc Share để chia sẻ cho mọi người cùng tham khảo!

Có thể bạn quan tâm (Sangkiengiaovien.com)

LUYỆN TẬP THI  TRẮC NGHIỆM – THI THPT QUỐC GIA MÔN ĐỊA LÝ
Địa lí, Địa lí 12, Địa lí THPT, Kiến thức, Kiến thức THPT, THPT, Trắc nghiệm, Trắc nghiệm địa lí, Lớp 12, Trắc nghiệm địa lí 12, 

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top