Phát triển là quá trình bao gồm sự sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái. Nói cách khác - Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm các quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
I.
Phát triển là gì
1. Khái niệm phát triển ở thực vật
- Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm các quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả).
Phát
triển là quá trình bao gồm sự sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái
2. Sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực
vật
3. Đặc điểm phát triển ở thực vật có hoa
II.
Những nhân tố ảnh hưởng đến sự ra hoa:
1.
Tuổi của cây:
Thực vật điều tiết sự ra hoa theo tuổi:
- Phụ
thuộc tính di truyền của giống cây, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.
- Khi hội
đủ điều kiện như: (tỉ lệ C/N, tương quan hormon ...) → cây sẽ ra hoa (ví dụ
cây cà chua, ra hoa khi cây đạt đủ 14 lá)
2.
Nhiệt độ thấp :
- Sự phụ thuộc của sự ra
hoa vào nhiệt độ thấp: cây chỉ ra hoa, kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông, hoặc xử lí
hạt ở nhiệt độ thấp.
(Lý giải một số loài hoa khi mang từ Đà Lạt hay từ miền Bắc về trồng ở miền Nam thì cây vẫn sống nhưng không ra hoa)
- Ở một số loài cây sự ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ thấp gọi là hiện tượng “xuân hóa”.
- Nhiệt độ thấp do tự nhiên hoặc có thể do nhân tạo (Đưa cây vào phòng có nhiệt độ thấp, ánh sáng phù hợp để kích thích sự ra hoa.
3. Chu
kì quang:
- Quang chu kì là sự tương quan độ dài ngày và đêm. Sự
ra hoa phụ thuộc độ dài ngày.
- Dựa vào phản ứng của thực vật với quang chu kì người ta chia làm 3 nhóm thực vật là: cây ngày dài, cây ngày ngắn và cây trung tính.
- Cây ngày ngắn: Chỉ ra hoa trong điều kiện ngày ngắn có độ chiếu sáng thấp hơn 12 giờ.
Cây ngày dài: Chỉ ra hoa trong điều kiện ngày dài có độ chiếu sáng cao hơn 12 giờ.
- Cây trung tính: Đến độ tuổi là ra hoa, không phụ thuộc vào ngoại cảnh.
4. PhitoCrom
Là sắc tố cảm nhận quang chu kỳ, cảm nhận kích thích ánh sáng, có vai trò đối với sự đóng mở khí khổng.
5. Hormon ra hoa:
Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen).
- Hình
thành trong lá cây
- Vận
chuyển đến đỉnh sinh trưởng của thân và cành→ kích thích ra
hoa.
BẢNG TÓM TẮT CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
Các nhân tố
|
Mức
độ điều tiết
|
Tuổi của
cây
|
- Tính di truyền. tỉ lệ C/N, tương quan
hoocmon
|
Nhiệt độ thấp
|
- Ra hoa , kết hạt sau khi đã trải qua mùa
đông giá lạnh tự nhiên (thường gặp vụ đông)
|
Chu kỳ quang
|
- Là mối phụ thuộc sự ra hoa vào tương quan
độ dài ngày đêm.
|
HM ra hoa
|
- Kích thích ra hoa.
|
III.
Mối quan hệ Sinh trưởng và phát triển:
+
ST → PT
(Tăng kích thước, thể tích) (phân hoá)
+ Ví dụ: ...
+ Kết luận:
- Sinh trưởnglàm tiền đề điều kiện của phát triển.
- Phát triển bao hàm sự sinh trưởng và trên cơ
sở sự sinh trưởng.
IV. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát
triển :
- Trong nông nghiệp
+ Thúc hạt hay củ nảy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ, có thể sử dụng hoocmon giberelin.
+ Điều tiết tán che cho hạt nẩy mầm
+ Trồng cây theo mùa vụ
+ Thực hiện luân canh, xen canh
- Nhập nội giống cây trồng phù hợp điều kiện thời tiết
- Trong Lâm nghiệp:
+ Trong việc điều tiết sinh trưởng của cây gỗ trong rừng,…
|
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment