[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký

Câu 1: Thành phần của dịch mạch gỗ bao gồm chủ yếu

A. Các amino acid và lipid                 B. Nước và ion khoáng.

C. Các hormone thực vật                    D. Các amino acid và ion khoáng.

Câu 2. Rễ cây trên cạn hấp thụ khoáng từ đất theo cơ chế nào?

A. Cơ chế thẩm thấu và thẩm tách.    B. Cơ chế chủ động và thẩm thấu.

C. Cơ chế thụ động và thẩm tách.      D. Cơ chế thụ động và chủ động.

Câu 3. Khi nói về sự thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thoát hơi nước là sự vận chuyển chủ động của nước qua bề mặt cơ thể thực vật vào khí quyển.

B. Thoát hơi nước ở lá chỉ diễn ra theo con đường qua khí khổng của lá.

C. Khi cây trưởng thành, tầng cutin dày, lượng nước thoát qua bề mặt lá chỉ chiếm khoảng 10 - 20%.

D. Lượng nước thoát qua khí khổng chỉ phụ thuộc vào số lượng khí khổng của lá.

Câu 4. Trong phương trình tổng quát của quang hợp, (1) và (2) lần lượt là

(1) + H2O + NL ánh sáng → (2) + O2

  A. CO2, H2O.                       B. O2, CO2.

  C. O2, (C 6H 12O 6).            D. CO2, (C 6H 12O 6).

Câu 5. Sản phẩm của pha sáng không sử dụng cho pha tối trong quang hợp là

  A. NADPH.               B. H+.             C. ATP.            D. O2.

Câu 6. Sản phẩm của pha sáng được sử dụng cho pha tối trong quang hợp là

  A. NADPH, O2         B. NADPH, ATP, O2              C. ATP, O2.     D. NADPH, ATP .

Câu 7. Vị trí xảy ra pha sáng trong quang hợp ở thực vật là

A. túi thylakoid.                     B. bào tương.              C. chất nền lục lạp.                 D. màng trong lục lạp.

Câu 8. Hô hấp ở thực vật là quá trình

A. tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là cacbohydrate từ các chất đơn giản đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

B. phân giải các chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là các amino acid thành các chất đơn giản đồng thời tạo ra năng lượng chủ yếu là nhiệt năng.

C. thu nhận O2 và thải CO2 vào môi trường.

D. phân giải các chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là cacbohydrate thành các chất đơn giản đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

Câu 9. Chất mang năng lượng tạo ra trong hô hấp ở thực vật cung cấp cho các hoạt động sống chủ yếu là

A. ATP.            B. pyruvate.                C. CO2.           D. H2O.

Câu 10. Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá trình bảo quản?

A. Hạt lúa, đậu.           B. Các loại rau, cải.    C. Quả vú sữa.             D. Cây mía.

Câu 11. Cho các quá trình sau:

1. Đồng hoá các chất. 2. Lấy thức ăn.  3. Tiêu hoá thức ăn. 4. Hấp thu chất dinh dưỡng. 5 Phân giải các chất.

Thứ tự đúng về các giai đoạn trong quá trình dinh dưỡng ở động vật là

A. 2,5,4,1                                B. 2,3,1,5                                C. 2,5,1,4                    D. 2,3,4,1

Câu 12. Ở người và động vật có ống tiêu hóa, bộ phận trực tiếp hấp thụ chất dinh dưỡng là

A. manh tràng.            B. ruột non.     C. dạ dày.        D. ruột già

Câu 13. Động vật nào sau đây tiêu hóa thức ăn chỉ bằng hình thức tiêu hóa nội bào?

A. Trùng giày.                         B. Thủy tức.    C. Ếch đồng.   D. Sò huyết.

Câu 14. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây?

A. Tiêu hóa ngoại bào.

B. Tiêu hóa nội bào.

C. Tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.

D. Một số tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 15. Ở động vật có túi tiêu hóa, các enzyme tiêu hóa được tiết ra từ

A. lizôxôm trên thành túi.                                          B. tế bào cơ trên thành túi.

C. tế bào tuyến trên thành túi.                                     D. lòng túi tiêu hóa.

Câu 16. Động vật nào sau đây lấy thức ăn từ môi trường sống theo kiểu ăn lọc?

A. Muỗi.                     B. Ếch đồng.                           C. Hổ.                          D. Sò huyết

Câu 17. Vai trò không đúng khi nói về hô hấp ở động vật là

1. Thải CO2 đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

2. Cung cấp O2 cho tế bào tạo năng lượng.

3. Mang CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp

4. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất.

A. (2), (3)                    B. (3), (4)                    C. (3)               D. (4)

Câu 18. Động vật trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da là

A. ếch đồng                 B. chuột                      C. châu chấu               D. Tôm

Câu 19. Các loại thân mềm và chân khớp sống trong nước có hình thức hô hấp là

A. hô hấp bằng phổi.

B. hô hấp bằng hệ thống ống khí.

C. hô hấp qua bề mặt cơ thể.

D. hô hấp bằng mang.

Câu 20. Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ sự

A. nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.     B. vận động của các cơ hô hấp.

C. vận động của các chi.                                 D. vận động của toàn bộ hệ cơ.

Câu 21. Điều nào không đúng khi nói về tác dụng của việc tập thể dục thường xuyên đối với hệ hô hấp ở người?

1. Giảm sử dụng O2 và phân giải glycogen ở cơ.

2. Tăng tốc độ vận động và sự dẻo dai của các cơ hô hấp.

3. Tăng thể tích O2 khuếch tán vào máu.

A. (1), (2)                    B. (1), (3)                    C. (1)               D. (3)

Câu 22. Ở người, hoạt động tim mạch được điều hòa bằng cơ chế

A. thần kinh và thể dịch.                    B. thần kinh và tế bào.

C. thần kinh.                                       D. thể dịch.

Câu 23. Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn kín theo thứ tự nào sau đây?

A. Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

B. Tim → tĩnh mạch → động mạch → mao mạch → tim.

C. Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.

D. Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.

Câu 24. Những động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?

A. Mực ống, cá, giun đốt.                               B. Giun dẹp, cua, mực ống.

C. Côn trùng, giun đốt, trai sông.                   D. Tôm, ốc sên, cua.

Câu 25. Khi nói về sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch.

B. Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.

C. Huyết áp cao nhất ở động mạch, tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch.

D. Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giữ ổn định ở tĩnh mạch, mao mạch.

Câu 26. Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?

A. Tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch.

B. Tổng tiết diện của mạch máu và ma sát giữa các tế bào máu.

C. Chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch và ma sát của dòng máu với thành mạch.

D. Lực đẩy, lực hút của tim và chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch.

Câu 27. Ở người trưởng thành bình thường, nhịp tim trung bình khoảng

A. 90 lần/phút.                                    B. 60 lần/phút.                         C. 75 lần/phút.             D. 80 lần/phút.

Câu 28. Hệ tuần hoàn có chức năng:

A. hút và đẩy máu chảy trong hệ thống mạch máu, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể.

B. vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể.

C. hút và đẩy máu chảy trong hệ thống mạch máu, nhận máu từ tĩnh mạch và đưa máu xuống tâm thất.

D. vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác, nhận máu từ tĩnh mạch và đưa máu xuống tâm thất.

Câu 29. Bộ phận phát xung điện trong hệ dẫn truyền tim là:

A. mạng Purkinje.                  B. bó His.                    C. nút xoang nhĩ.        D. nút nhĩ thất.

Câu 30. Biến động vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến:

A. lực bơm máu của tim.                    B. tổng chiều dài mạch máu.

C. tổng số lượng máu.                         D. tổng tiết diện mạch máu.

 Câu 31. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là:

A. tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.

B. tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.

C. tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.

D. tim → động mạch → mao mạch → động mạch → tim.

Câu 32. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?

(1) Lực co tim.                        (2) Nhịp tim.               (3) Độ quánh của máu.             (4) Khối lượng máu.

(5) Số lượng hồng cầu.           (6) Sự đàn hồi của mạch máu.

A. (1), (2), (3), (4), (6).           B. (2), (3), (4), (5), (6).          

C. (1), (2), (3), (4), (5).           D. (1), (2), (3), (5), (6).

Câu 33. Miễn dịch thu được do tiêm vaccin được gọi là gì?

A. Miễn dịch đặc hiệu.                       B. Miễn dịch thể dịch.

C. Miễn dịch tế bào.                           D. Miễn dịch không đặc hiệu.

Câu 34. Hàng rào bảo vệ cơ thể ở hệ tiêu hóa là

A. lớp dịch nhầy trong khí quản, pH thấp ở dạ dày.

B. lysosyme trong nước bọt, acid và enzyme pepsin trong dạ dày.

C. dòng nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh.

D. vi khuẩn vô hại cạnh tranh với vi khuẩn có hại.

Câu 35. Đâu không phải là tác nhân bên ngoài gây ra bệnh cho người và động vật?

A. Tác nhân sinh học.             B. Tác nhân hóa học.              C. Tuổi già.                 D. Tác nhân vật lý.

Câu 36. Cơ quan nào sau đây điều hòa nồng độ các chất hòa tan như protein, glucose... trong huyết tương?

 A. Gan.                       B. Da.                        C. Tóc.            D. Mắt.

Câu 37. Phân tử gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là gì?

A. Độc tố.                               B. Chất cảm ứng.                    C. Kháng thể.              D. Hormone

Câu 38. Thận duy trì cân bằng nội môi của cơ thể thông qua việc tham gia vào điều hòa các yếu tố nào sau đây?

A. Áp suất thẩm thấu của máu, pH máu.       

B. thể tích máu, nồng độ các chất hòa tan như protein         

C. áp suất thẩm thấu của máu, nồng độ các chất hòa tan như protein          

D. pH máu, nồng độ các chất hòa tan như protein

Câu 39. Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở mang?

A. Mèo rừng.              B. Tôm sông.              C. Chim sâu.               D. Ếch đồng.

Câu 40. Phân tử có bản chất protein khi xâm nhập vào cơ thể khác sẽ kích cơ thể tạo ra chất gây phản ứng đặc hiệu với nó gọi là

A. kháng thể.              B. kháng nguyên.        C. chất cảm ứng.         D. chất kích thích.

 Câu trắc nghiệm đúng sai. Trả lời từ câu 1 đến câu 3. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Sơ đồ bên dưới mô tả các thành phần trong hệ tiêu hóa ở người. Dựa vào sơ đồ này và những hiểu biết về sự tiêu hóa thức ăn ở người, xét các nhận định sau, hãy cho biết nhận định sau đây Đúng hay Sai?



 a) Thứ tự đúng về các cơ quan thuộc ống tiêu hóa ở người là: [1] là miệng, [2] là dạ dày đơn, [3] là ruột non, [4] là ruột già.

b) [2] là dạ dày kép, là nơi diễn ra tiêu hóa cơ học (co bóp) lẫn tiêu hóa hóa học nhờ tiết ra pepsin + HCl để tiêu hóa cơ bản protein.

c) [4] là ruột già, là nơi diễn ra quá trình tái hấp thụ nước, hình thành phân và thải ra ngoài,  Ở người, manh tràng không có nhiều chức năng trong tiêu hóa và bị tiêu giảm.

d) Chế độ ăn uống khoa học là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cơ thể khỏe mạnh.

Câu 2. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về sự hô hấp ở động vật:

a) Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

b) Cơ quan trao đổi khí hiệu quả nhất là phổi của người.

c) Động vật có phổi không hô hấp dưới nước được là do phổi không thải được CO2 trong nước

d) Ếch đồng trao đổi khí với môi trường vừa qua phổi vừa qua da

Câu 3. Xác định các nhận định sau đây Đúng hay Sai khi nói về hoạt động hệ tuần hoàn ở người.

a) Tim co giãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim bao gồm: Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His, mạng purkinje. Trong đó Nút nhĩ thất có khả năng tự phát xung điện.

b) Một chu kì tim kéo dài 0,8s. Trong đó pha co tâm nhĩ 0,2s; pha co tâm thất 0,2s và pha giãn chung 0,4s.

c) Một người Việt Nam khi đo huyết áp trong thu được kết quả như sau: 140/90mmHg. Nếu kết quả đo chính xác thì người này đã bị bệnh huyết áp cao.

d) Người mắc bệnh huyết áp cao cần tập thể dục thể thao điều độ, thường xuyên, hạn chế uống rượu, bia, hạn chế ăn dầu thực vật.

Câu 4. Hình sau đây mô tả cơ chế điều hòa cân bằng nội môi. Khi nói về sơ đồ này, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?



a) Quá trình điều khiển trong được thực hiện bởi trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.

b) [1] là bộ phận điều khiển, [2] là bộ phận tiếp nhận, [3] là bộ phận thực hiện.

c) Tín hiệu được truyền từ [2] truyền đến [3] dưới dạng xung thần kinh hoặc hormone.

d) [5] là quá trình kết quả đáp ứng tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích.

Câu 5. Mỗi nhận định sau là đúng hay sai khi nói về miễn dịch?

a) Miễn dịch là khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh không mắc bệnh.

b) Hai phòng tuyến bảo vệ cơ thể do hệ miễn dịch tạo thành là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

c) Khi vùng tổn thương nhiễm khuẩn, đại thực bào tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, làm cơ thể tăng sinh nhiệt và sốt.

d) Hậu quả của sốc phản vệ là gây co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm nhanh,… dẫn đến não, tim không nhận đủ máu và O2.

Câu 6. Để phát hiện hô hấp ở thực vật, bạn Toàn đã thực hiện thí nghiệm như sau. Đặt 2 cốc nước vôi trong vào bình thủy tinh kín:      

       


         

                 - Bình A: chứa 0,4 kg hạt đậu xanh đang nảy mầm và cốc nước vôi trong.

               - Bình B: chỉ chứa cốc nước vôi trong

 

Sau khoảng hai giờ, bạn Toàn thấy một trong 2 cốc thủy tinh  (2)có lớp váng trắng đục trên bề mặt. Nhưng bạn Toàn lại quên mất 2 cốc được lấy từ những chuông nào nên đành đánh số thứ tự 1 và 2. Dựa vào kiến thức về hô hấp, mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai:

a) Oxygen làm nước vôi trong ở cốc [2] xuất hiện váng đục.

b) Lớp váng đục trong cốc [2] là CaCO3 kết tủa.

c) Cốc [1] được lấy từ chuông [A], cốc [2] được lấy từ chuông [B].

d) Độ ẩm và nhiệt độ chuông [A] cao hơn chuông [B].

Câu trắc nghiệm trả lời ngắn

Câu 1. Trong số các sắc tố sau đây: 

1. Diệp lục b   2.  Diệp lục a  

3.  Carotenoid 4.  Xanthophyll

Có bao nhiêu  sắc tố không trực tiếp biến quang năng thành hóa năng ?

3.

Câu 2. Cho các thành phần: dịch mô, dịch bạch huyết, mồ hôi, nước tiểu, chất nền ti thể và máu. Có bao nhiêu thành phần được xem là nội môi?

3.(dịch mô, dịch bạch huyết và máu)

Câu 3. Trong số các nhân tố sau đây:

1. Hàm lượng nước                 2.  Nhiệt độ

3.  Nồng độ O2                       4.  Nồng độ CO2

 Trong các điều kiện nhất định, có bao nhiêu nhân tố càng tăng thì cường độ hô hấp càng giảm?

1.     CO2

Câu 4. Cho các nhóm động vật: mực ống, bạch tuộc, thân mềm, giun đốt, chân khớp và động vật có xương sống. Có bao nhiêu nhóm động vật có hệ tuần hoàn kín?

4 (mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống)

Câu 5. Cho các loài động vật:

1. Ruột khoang           2. Ruồi            3. Bọ ngựa      4. Mèo 5. Tôm             6. Rắn    7. Ếch

Có bao nhiêu loài động vật trao đổi khí qua phổi?

3.

Câu 6. Trong các loài sau đây, có bao nhiêu loài không có ống tiêu hóa?

1.Ruột khoang            2.Giun dẹp      3.Trùng biến hình                   4. Động vật có xương sống

5. Trùng đế giày                      6. Bồ câu

4 (1235)

Câu 7. Cho các thành phần:

1. Nước bọt     2. Da   3.  Tế bào T hỗ trợ      4. Tế bào B nhớ          5. Tế bào trình diện     6. Niêm mạc

7.  Tương bào  8. Đại thực bào           9. Dịch nhầy.

Có bao nhiêu thành phần thuộc hệ thống miễn dịch đặc hiệu?

4.

Câu 8. Trong số các chất sau đây: ATP, pyruvic acid, NADH, FADH2, CO2. Có bao nhiêu chất sau đây là sản phẩm chu trình Kreps?

  4 (Trừ pyruvic acid)

Phần IV. Tự luận

Câu 1. Tại sao tiêm vaccine có thể giúp phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra ở người và vật nuôi?

            Vì: Vaccine chứa kháng nguyên đã được xử lí, không còn khả năng gây bệnh.

            Khi đưa vào cơ thể, kháng nguyên trong vaccine sẽ kích hoạt hệ miễn dịch hình thành kháng thể bất hoạt kháng nguyên, đồng thời, ghi nhớ kháng nguyên.

            Nhờ hình thành trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau.

Câu 2. Hãy kể tên các nguyên nhân gây ra các bệnh về tuần hoàn.

Tên bệnh

A

Nguyên nhân

B

Cách phòng tránh

1. Thiếu máu

A. Do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vỡ động mạch, gây ra bệnh mạch vành: tuổi cao, di truyền, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện bia rượu,…

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí; bổ sung thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B12;…

- Có chế độ sinh hoạt và làm việc cân đối, kết hợp rèn luyện thể chất.

- Phụ nữ cần lưu ý đến chu kì kinh nguyệt.

- Khám sức khỏe định kì.

2. Huyết áp cao

B. Do không sản xuất đủ hoặc giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố (hemoglobin) dẫn đến máu giảm khả năng vận chuyển oxygen trong cơ thể.

- Hoặc do mất quá nhiều máu khi bị thương, khi đến kì kinh nguyệt.

- Có chế độ ăn uống khoa học (hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả).

- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia; luyện tập thể dục, thể thao vừa sức.

- Kiểm soát cân nặng.

- Tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí.

- Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được;…

 3. Xơ vữa động mạch

C. - Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…

- Do hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…

- Do tuổi già (mạch máu bị mất dần độ đàn hồi).

- Do di truyền.

- Thay đổi lối sống: Ngừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc; nói không với bia rượu; có chế độ ăn uống hợp lí (tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường, tăng cường các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây,…); luyện tập thể dục đều đặn;...

- Kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theo như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…;

- Giữ tinh thần vui vẻ.

Câu 3. Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát?

            Vì: Nhờ tế bào nhớ tạo ra ở đáp ứng miễn dịch nguyên phát, miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn (2 - 3 ngày), số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào B) và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, dẫn đến khả năng chống lại mầm bệnh hiệu quả, giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ.

Câu 4. Hãy kể tên 2 bệnh về tuần hoàn và nêu cách phòng tránh.

Tên bệnh

A

Nguyên nhân

B

Cách phòng tránh

1. Thiếu máu

A. Do sự xuất hiện có các mảng bám qua thời gian, như cholesterol và các chất khác bám trên thành mạch máu. Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ xơ vỡ động mạch, gây ra bệnh mạch vành: tuổi cao, di truyền, béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, nghiện bia rượu,…

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí; bổ sung thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B12;…

- Có chế độ sinh hoạt và làm việc cân đối, kết hợp rèn luyện thể chất.

- Phụ nữ cần lưu ý đến chu kì kinh nguyệt.

- Khám sức khỏe định kì.

2. Huyết áp cao

B. Do không sản xuất đủ hoặc giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố (hemoglobin) dẫn đến máu giảm khả năng vận chuyển oxygen trong cơ thể.

- Hoặc do mất quá nhiều máu khi bị thương, khi đến kì kinh nguyệt.

- Có chế độ ăn uống khoa học (hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả).

- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia; luyện tập thể dục, thể thao vừa sức.

- Kiểm soát cân nặng.

- Tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí.

- Khám sức khỏe định kì để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được;…

 3. Xơ vữa động mạch

C. - Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…

- Do hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…

- Do tuổi già (mạch máu bị mất dần độ đàn hồi).

- Do di truyền.

- Thay đổi lối sống: Ngừng hút thuốc lá và tránh khói thuốc; nói không với bia rượu; có chế độ ăn uống hợp lí (tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến nhiều dầu mỡ và thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường, tăng cường các loại ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây,…); luyện tập thể dục đều đặn;...

- Kiểm soát tốt các bệnh lí kèm theo như đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp,…;

- Giữ tinh thần vui vẻ.

 

Câu 5. Hãy kể tên các tác hại của rượu bia đối với tim mạch và sức khỏe.

1. Tăng nhịp tim: Chất cồn trong rượu bia có thể làm tim phải đập nhanh hơn, giảm thời gian tim được nghỉ ngơi giữa hai nhịp đập. Biến chứng do nhịp tim nhanh gây ra sẽ thay đổi tùy theo tần suất, thời gian và mức độ nghiêm trọng của từng loại loạn nhịp. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhịp nhanh kéo dài sẽ mau chóng làm cơ tim bị suy. Đồng thời, cục máu đông hình thành khi máu ứ trong tim lúc vào cơn nhịp nhanh có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

2. Tăng huyết áp: Huyết áp cao là khi máu được bơm với lực mạnh hơn bình thường qua các động mạch. Tình trạng này sẽ gây cứng và dày thành động mạch, là yếu tố nguy cơ gây xuất hiện cơn đau thắt ngực và nhồi máu não. Uống rượu trong một lần duy nhất có thể gây ra tăng huyết áp tạm thời và uống rượu thường xuyên lại làm tăng huyết áp do rượu. Việc điều trị lúc này đã chỉ ra rằng giảm lượng rượu mới có thể làm huyết áp cải thiện như ban đầu.

3. Suy tim: Trong đó, rượu là một nguyên nhân làm tổn thương cấu trúc và thay đổi chức năng của cơ tim làm tổn thương cấu trúc và thay đổi chức năng của cơ tim. Bệnh cơ tim giãn nở do rượu dẫn đến cơ tim bị suy yếu khiến bốn buồng tim mở rộng. Từ đó, lực co bóp của tim trong mỗi nhát bóp trở nên yếu hơn, điều này khiến máu lưu thông khắp cơ thể khó khăn hơn. Bệnh cơ tim cuối cùng có thể dẫn đến suy tim sung huyết, đó là khi trái tim không bơm đủ cho nhu cầu của cơ thể. Người bệnh dễ vào suy hô hấp, trụy tuần hoàn và tử vong.

Những bệnh tim mạch có thể gây ra do rượu

1. Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim xảy ra là khi một động mạch nuôi dưỡng cơ tim bị suy giảm hoặc bị tắc nghẽn hoàn toàn.

Uống quá nhiều bia rượu có thể làm tăng nồng độ lipid trong máu. Những người bị rối loạn lipid máu thường có mức cholesterol xấu cao trong mức cholesterol tốt lại thấp. Theo đó, các cholesterol xấu sẽ đi đến làm tắc nghẽn động mạch vành và nếu một mảng bám vỡ ra, tạo thành một huyết khối sẽ khiến người bệnh lên cơn đau tim do nhồi máu cơ tim.

2. Đột quỵ não

Rượu có thể làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ làm gián đoạn tưới máu đến nhu mô não và có thể dẫn đến mất chức năng vận động, cảm giác trên một vùng cơ thể do khu vực não này chi phối. Hơn nữa, đột quỵ cũng có thể làm suy yếu chức năng của các nội tạng như hô hấp, tiêu hóa và tiết niệu.

Đột quỵ thiếu máu cục bộ:Giống như nhồi máu cơ tim, đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra khi một động mạch cung cấp máu cho nhu mô não bị chặn lại. Sự tắc nghẽn này có thể xuất phát từ một cục máu đông hình thành trong động mạch hoặc do các mảng xơ vữa bị bong tróc.

Câu 6. Hãy kể tên các biện pháp giúp chúng ta có hệ tuần hoàn khỏe mạnh.

Câu 7. Tại sao trước khi tiêm một số loại kháng sinh người ta phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí tiêm?

Vì: Trong thành phần của một số thuốc kháng sinh có chứa dị nguyên, có thể gây dị ứng ở một số người bệnh.

Phản ứng dị ứng cấp tính này đôi khi đưa đến sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamin trên diện rộng. Hậu quả là co thắt phế quản, dãn các mạch máu ngoại vi, huyết áp giảm nhanh,... dẫn đến não, tim không nhận đủ máu và O2 khiến cơ thể tử vong.

Vì vậy, cần phải thử mức độ phản ứng của người bệnh với thuốc kháng sinh trước khi sử dụng, nhờ đó, tránh những phản ứng phụ không mong muốn khi dùng thuốc kháng sinh, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

 

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top