[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký

Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng
Câu hỏi: Nội dung chủ yếu trong công tác tham mưu của lãnh đạo cấp phòng?
Phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả công tác tham mưu trong lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm?
Những khó khăn trở ngại thường gặp phải khi thực hiện chức năng tham mưu của lãnh đạo cấp phòng và đề xuất giải pháp khắc phục?


NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC THAM MƯU CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG
Trong bộ máy quản lý nhà nước, phòng là một cấp. Chức năng chung của cấp phòng là chuyển tải và tổ chức thực hiện các quyết định của cấp trên trực tiếp và phản ánh những yêu cầu, nguyện vọng, đề xuất của công chức đơn vị với lãnh đạo cấp trên. Trong quan hệ với các chủ trương chính sách của Nhà nước, phòng là một cấp có chức năng tư vấn triển khai. Về vị trí, Phòng là tổ chức chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của một cơ quan, đơn vị. Phòng được cơ cấu trong tổ chức cấp bộ, tổng cục, cục, sở, ngành cấp huyện và trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước ở Trung ương.
Nội dung công việc của phòng là các lĩnh vực có tính chuyên môn, kỹ thuật và nghiệp vụ. Do vị trí, cấp độ phòng khác nhau nên nhiệm vụ cụ thể của phòng ở mỗi cấp khác nhau. Nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo phòng chủ yếu tập trung vào hai mảng: (i) Chỉ đạo thực hiện chủ trương, chính sách, quyết định quản lý của cấp trên; (ii) Tham mưu công tác cho lãnh đạo.
Phòng có chức năng tham mưu, giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
Theo TS. Trần Đình Huỳnh: “Tham mưu là khi một tổ chức hoặc một cá nhân tham gia (tham dự) vào việc đề xuất thiết kế một kế hoạch, một chương trình và tổ chức thực hiện (thi công) các kế hoạch, chương trình của một chủ thể quyền lực lãnh đạo, quản lý nhất định”. Tham mưu không chỉ là tham dự, đề xuất chủ trương cho người lãnh đạo, quản lý cấp mình, mà còn là hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện về lĩnh vực mình đảm trách cho cấp lãnh đạo và quản lý và cơ quan tham mưu cấp dưới. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, người lãnh đạo phòng cụ thể hóa nội dung cần tham mưu cho cấp trên gồm: (i) Tham mưu trong xây dựng, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy trình quản lý; (ii) Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác của phòng; (iii) Tham mưu kế hoạch và biện pháp kiểm tra, giám sát thực hiện để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, hoạt động và nguồn lực; (iv) Tham mưu phối hợp trong triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch chung.
Xét cả về chức năng tham gia lẫn chức năng hướng dẫn tổ chức thực hiện thì cơ quan và công chức tham mưu đều có thuộc tính lãnh đạo, quản lý và đồng thời phải cùng chịu trách nhiệm với người lãnh đạo, quản lý về lĩnh vực mình tham mưu. Không nên hiểu đơn thuần tham mưu chỉ là giúp việc, là bảo sao làm vậy. Tham mưu có trách nhiệm thì đồng thời phải có quyền hạn.
Người lãnh đạo phòng làm công tác tham mưu cần có bản lĩnh, hiểu biết và một hệ tiêu chuẩn cụ thể. Một số yêu cầu cụ thể đối với công tác tham mưu của lãnh đạo phòng bao gồm: (i)Tham mưu phải bảo đảm tính phù hợp pháp luật, đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức; (i)Trung thực và chính xác với thái độ nghiêm túc trong công việc; (iii)Tham mưu phải kịp thời, có tính nguyên tẳc cao, nhưng xem xét giải quyết công việc cụ thể với thái độ khách quan, biện chứng; (iv)Tham mưu phải đầy đủ, toàn diện, song không định kiến, hẹp hòi, không bảo thủ. Tham mưu phải góp phần hình thành, củng cố và phát triển văn hóa của tổ chức, hoàn thiện quy trình công tác và phát huy tiềm năng của mọi thành viên, đóng góp vào thành công của phòng nói riêng và cơ quan nói chung; (v)Tham mưu đồng thời phải góp phần nâng cao hiệu quả phối hợp công tác giữa các phòng, các cá nhân trong tổ chức, đơn vị, cũng như nâng cao hiệu qưả phối hợp công tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành...
Do vậy, người lãnh đạo phòng làm công tác tham mưu phải có năng lực chuyên môn sâu, tinh thông về lĩnh vực mình đảm trách, với tính chuyên nghiệp cao. Tài năng và trách nhiệm của tham mưu là khả năng chuyên sâu để đưa ra các phương án, kế hoạch, chương trình, các phương án và tính toán dự báo có căn cứ về tính hiệu quả và hệ quả của từng chương trình, phương án. Ngoài ra, để thực hiện tốt công tác tham mưu, lãnh đạo phòng cần có các kỹ năng: (i)Kỹ năng phát hiện và lựa chọn vấn đề; (ii)Kỹ năng chuẩn bị thông tin, căn cứ, lỹ lẽ; (iii)Kỹ năng lựa chọn thời gian và địa điểm; (iv)Kỹ năng lựa chọn phương pháp và dự kiến kết quả; (v)Kỹ năng trình bày và thuyết phục.
Trong công tác tham mưu, lãnh đạo phòng cần tuân thủ các nguyên tắc sau: (i) Tham mưu phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được cấp có thẩm quyền giao; (ii)Tham mưu phải nhằm thực hiện cho được các mục tiêu của đơn vị và của cấp phòng. Tuyệt đối không để đầu óc vụ lợi, thiên vị, xen lẫn động cơ cá nhân; (iii)Tham mưu phải tuân thủ theo đúng pháp luật; (iv)Phải dựa trên cơ sở khoa học, khách quan; (v)Trung thành với lợi ích của nhân dân, của dân tộc, phấn đấu vì hôm nay và tương lai tốt đẹp của đất nước.
Tóm tại, tham mưu là một nhiệm vụ quan trọng của lãnh đạo phòng, công tác tham mưu là một nghề chuyên sâu, có tính chuyên nghiệp cao. Lãnh đạo phòng phải có hiểu biết, kỹ năng, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu theo những yêu cầu và nguyên tắc nhất định.
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THAM MƯU TRONG LĨNH VỰC CÔNG TÁC
Để thực hiện tốt công tác tham mưu, người lãnh đạo phòng cần phải thu thập và xử lý thông tin chính xác để nắm bắt rõ vấn đề cần tham mưu, có kỹ năng soạn thảo và quản lý văn bản khoa học và kỹ năng trình bày, thuyết phục để có thể tham gia đề xuất chủ trương cho người lãnh đạo, quản lý cấp mình, đồng thời hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện về lĩnh vực mình đảm trách cho cấp lãnh đạo và quản lý và cơ quan tham mưu cấp dưới. Ngoài các nhân tố chủ quan về phía người lãnh đạo, trong thực tế còn có các yếu tố tác động tới công tác tham mưu là thời gian xử lý công việc quá gấp hoặc có nhiều vấn đề đồng thời phải xử lý ảnh hưởng tới hiệu quả công tác tham mưu.
1. Thu thập và xử lý thông tin
a) Thu thập thông tin
Khi thực thi hoạt động công vụ, điều quan trọng là có được các thông tin và dữ liệu phù hợp, cần thiết phục vụ cho công việc của bản thân và của cơ quan, đơn vị, qua đó đóng góp cho việc hoàn thành mục tiêu chung. Tuy nhiên do các thông tin của sự vật, hiện tượng cần thống kê thường thay đổi theo thời điểm thống kê, để có thông tin chính xác cần nghiên cứu tài liệu, khảo sát thực địa, kiểm tra thực tế, phỏng vấn, dùng phiếu điều tra... Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, do đó cần phối hợp các phương pháp một cách phù hợp để có được thông tin chính xác, tin cậy, nhanh chóng, tiết kiệm.
b) Xử lý thông tin
Thông tin sau khi thu thập dù đảm bảo tính chính xác nhưng chưa thể tham mưu ngay được mà cần được tổng hợp, phân loại thông tin theo các lĩnh vực, theo mục tiêu quản lý để có được kết luận về thực trạng, tình hình vấn đề cần tham mưu. Lúc này thông tin đã trở thành dữ liệu, tức là từ những đơn vị nhỏ trở thành những đơn vị phân tích lớn hơn (ví dụ các thông tin từ các điểm trường, các trường trở thành thông tin các cấp học) cần được lưu trữ dưới dạng phù hợp để phân tích. Điều quan trọng là sắp xếp dữ liệu dưới dạng hệ thống và mang tính tổng quát. Để làm được điều này cần có những bảng biểu hoặc mẫu báo cáo được thiết kế phù hợp, bao quát được những thông tin có thể có để đảm bảo việc tổng hợp được nhanh chóng.
Trong thu thập thông tin định lượng (số liệu) sẽ rất hữu ích khi ứng dụng CNTT với các bảng biểu được thiết kế trên phần mềm và các đơn vị cơ sở chỉ cần nhập thông tin theo biểu mẫu có sẵn. Đối với những thông tin ở dạng định tính, sau khi được thu thập qua các báo cáo, các phiếu khảo sát cần được tổng hợp và phân tích theo những phương pháp khoa học để tránh việc đánh giá chủ quan. Việc tổng hợp thông tin cuối cùng được hệ thống trong một báo cáo tổng quan và lãnh đạo phòng phải kiểm soát được tính chính xác, khoa học của thông tin ở báo cáo cuối cùng này trước khi tham mưu.
2. Soạn thảo và quản lý văn bản
a) Soạn thảo văn bản
Kết quả của công tác tham mưu thường là một văn bản xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, chỉ đạo, điều hành...các cơ chế chính sách, quy trình quản lý hoặc văn bản kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát...việc thực hiện các đề án, kế hoạch. Nếu kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ làm chậm trễ thời gian trong tham mưu, kéo dài thời gian trong các thủ tục hành chính; các văn bản không đúng thể thức, nội dung khó hiểu còn làm ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý của cấp trên và ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng chỉ đạo, hướng dẫn trong tham mưu của lãnh đạo cấp phòng.
Do đó trong quá trình tham mưu lãnh đạo phòng cần phải làm chủ các kỹ năng soạn thảo, các quy định về trình bày văn bản hành chính (theo Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ, hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính); quy định về trình bày văn bản quy phạm pháp luật (theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015); về trình bày các văn bản chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính kế toán, lĩnh vực xây dựng theo các quy định của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng.
b) Quản lý văn bản
Trong công tác tham mưu cần căn cứ vào các văn bản quy định, các văn bản chỉ đạo điều hành của cấp trên, văn bản cung cấp thông tin số liệu của cấp dưới, trong các văn bản được lưu giữ...; trong mỗi công việc cụ thể có rất nhiều văn bản liên quan và theo thời gian những văn bản cần lưu giữ càng phức tạp cả về số lượng lẫn chủng loại. Do đó để có căn cứ thực hiện công tác tham mưu cần phải quản lý tốt văn bản đi, văn bản đến và xây dựng hồ sơ văn bản một cách khoa học, hợp lý.
3. Trình bày và thuyết phục
Đê thực hiện công tác tham mưu, lãnh đạo phòng thường xuyên phải báo cáo, trình bày, đề xuất và kiến nghị với cấp trên trực tiếp, hoặc công chức quản lý của các cơ quan, đơn vị liên quan. Do vậy, khi trình bày bằng lời nói đôi khi có một số khó khăn nhỏ khi lãnh đạo không có nhiều thời gian để nghe trình bày hoặc áp đặt ý kiến của lãnh đạo. Ngoài ra, trong khi trao đổi công việc với cấp dưới, nếu trình bày rõ ràng và thuyết phục sẽ tăng được hiệu quả trong công tác điều hành. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề then chốt, đòi hỏi người nhân viên cần trau dồi hơn nữa về kỹ năng thuyết phục và trình bày nội dung tham mưu.
Trong trình bày cần lưu ý yếu tố cấp bậc, chức vụ của đối tượng lắng nghe. Khi trình bày với cấp trên, nên làm rõ các điểm, ý chính, trao đổi chính xác và chú ý lắng nghe/ghi chép những nhận xét, ý kiến của cấp trên. Khi nói chuyện với cấp dưới, luôn luôn giải thích chi tiết các vấn đề và lấy ý kiến nhân viên cấp dưới xem họ suy nghĩ và phản hồi thế nào về vấn đề đó.
4. Có nhiều vấn đề cùng một lúc cần phải xử lý
Trong quá trình tham mưu có nhiều công việc trong kế hoạch đến hạn phải tham mưu và nhiều công việc đột xuất xảy ra phải giải quyết, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng, tiến độ của quá trình tham mưu.
5. Thời gian giải quyết công việc
Đôi khi các nội dung yêu cầu tham mưu có thời hạn xử lý ngắn điều đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản tham mưu. Thời gian dành cho việc thu thập, cập nhật thông tin ít dẫn đến số liệu, dẫn chứng chưa đủ sức thuyết phục.
III. NHỮNG KHÓ KHĂN TRỞ NGẠI THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN CHỨC NĂNG THAM MƯU CỦA LÃNH ĐẠO CẤP PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Khó khăn trở ngại trong thực hiện chức năng tham mưu
Có nhiều khó khăn trở ngại từ nhiều phái khi thực hiện chức năng tham mưu của lãnh đạo cấp phòng tuy nhiên có một số khó khăn cản trở chính sau:








a) Nguyên nhân chủ quan
Người lãnh đạo cấp phòng làm công tác tham mưu không có đủ trình độ kiến thức chuyên môn (yếu chuyên môn) vì vậy người lãnh đạo, quản lý cấp phòng không có trình độ chuyên môn tốt sẽ không có khả năng phối hợp chuyên môn với các thành viên trong phòng. Hay nói cách khác, người lãnh đạo không có chuyên môn sẽ không có yếu tố để ảnh hưởng đến người khác, không thuyết phục được người khác, không lôi cuốn người khác.
Người lãnh đạo cấp phòng không đủ phẩm chất chính trị, lập trường tư tưởng không vững vàng, tham mưu trái chủ trương, đường lối của Đảng, không đúng quy định của pháp luật vì vậy tham mưu không chuẩn.
Người lãnh đạo cấp phòng không đủ về kỹ năng kinh nghiệm. Năng lực lãnh đạo của nhà lãnh đạo, quản lý cấp phòng được phát triển qua kinh nghiệm thực tế, qua những cọ xát, thử thách với công việc hàng ngày. Từ những nền tảng lý thuyết kết hợp với thực tiễn của chính bản thân, người lãnh đạo có những quyết định đúng đắn xử lý các tình huống xảy ra trong hoạt động của phòng. Nếu thiếu kinh nghiệm này thì người lãnh đạo cấp phòng sẽ gặp những khó khăn như không biết diễn đạt bằng văn bản, thuyết phục không được hoặc thuyết phục không đúng lúc, đúng chỗ.
Nếu người lãnh đạo cấp phòng là người hẹp hòi, ích kỷ chỉ đặt lợi ích cá nhân lên trên hết mà không nghĩ đến lợi ích chung thì việc tham mưu sẽ không đạt được hiệu quả.
b) Nguyên nhân khách quan
Từ phía người được tham mưu: Quản lý cấp trên được tham mưu nếu là người độc đoán, cố chấp, bảo thủ, quan liêu… sẽ không chịu nghe ý kiến tham mưu từ cấp dưới chính vì vậy sẽ không phát huy được tính sáng tạo và kinh nghiệm của cấp dưới. Bên cạnh đó, năng lực của nhân viên trong phòng hoặc cấp cơ sở hạn chế cũng ảnh hưởng tới công tác tham mưu, dẫn đến quá trình tham mưu chậm trễ, thiếu chính xác hoặc thực hiện không đạt yêu cầu.
Về cơ chế quản lý, lãnh đạo cấp phòng không có quyền hạn trực tiếp trong việc tuyển dụng, đào tạo, khen thưởng, điều chuyển, sa thải... nhân viên thuộc lĩnh vực quản lý của mình dẫn tới những bất cập trong đội ngũ không được giải quyết triệt để.
Ngoài ra còn có cản trở từ các yếu tố khác như: bối cảnh kinh tế, chính trị chi phối, sự bất cập trong các văn bản chỉ đạo điều hành, sự chậm trễ trong các thủ tục hành chính... khiến nội dung tham mưu không thể thực hiện được.
2. Giải pháp khắc phục
a) Về phía người tham mưu
Luôn vững tinh thần và quan điểm khi tham mưu phải nghĩ đến lợi ích chung. Tăng cường hiểu biết sâu về chuyên môn, nghiệp vụ để tham mưu có hiệu quả. Người lãnh đạo có trình độ chuyên môn tốt sẽ là tấm gương cho các thành viên khác noi theo, có khả năng phối hợp chuyên môn với các thành viên khác, sử dụng chuyên môn như một yếu tố ảnh hưởng đến người khác, lôi cuốn người khác theo mình, là người cầm cân nảy mực.
Nắm vững chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng, các quyết định của Nhà nước để tham mưu cho đúng.
Tăng cường các kỹ năng để phục vụ cho công tác tham mưu như: soạn thảo văn bản, kỹ năng thuyết trình, thuyết phục…
b) Về phía người được tham mưu:
Cần có cái nhìn biện chứng, tránh định kiến vì điều này tạo nên những hậu quả không tốt, một mặt nó làm cho người dưới quyền chống lại người lãnh đạo ở mức độ trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặt khác nó làm giảm bớt sự tham gia của các thành viên khi giải quyết các công việc của đơn vị.
Người được tham mưu cần có kỹ năng nghe thật tốt, phải biết lắng nghe, biết chọn lựa các ý kiến được tham mưu để đưa ra những quyết định hiệu quả nhất.
Nhân viên của phòng phải nâng cao tinh thần chủ động trong công việc, tự học tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.
Hoàn thiện đồng bộ cơ chế tổ chức, tuyển dụng, bố trí sử dụng cán bộ, xây dựng cơ chế đặc thù riêng cho cán bộ, chuyên viên có năng lực trong bộ máy tham mưu theo hướng khuyến khích nhân sự chất lượng cao, linh hoạt trong bổ nhiệm, tuyển dụng./.
Mời các bạn tải file về để xem chi tiết bài thu hoạch lãnh đạo cấp phòng.
Tải về tại đây

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top