[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
Đội ngũ giáo viên có vai trò lớn trong việc quyết định hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực, tài lực để thực hiện công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần đưa dân tộc ta sánh vai với các nước phát triển trên thế giới. Do vậy, vấn đề cốt yếu hiện nay là phải tập trung cao giáo dục đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp Giáo dục đào tạo đầu thế kỉ XXI. Để đạt được mục đích đó, điều tiên quyết là phảI coi việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên là một vấn đề thường xuyên, liên tục.

PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nghị quyết TW II khoá VIII đã khẳng định: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo và được xã hội tôn vinh”.
Đội ngũ giáo viên có vai trò lớn trong việc quyết định hiệu quả, chất lượng giáo dục đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực, tài lực để thực hiện công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước, phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần đưa dân tộc ta sánh vai với các nước phát triển trên thế giới. Do vậy, vấn đề cốt yếu hiện nay là phải tập trung cao giáo dục đào tạo, chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp Giáo dục đào tạo đầu thế kỉ XXI. Để đạt được mục đích đó, điều tiên quyết là phảI coi việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên là một vấn đề thường xuyên, liên tục.
Bước vào thế kỷ XXI, Giáo dục Việt Nam đã trải qua 15 năm đổi mới và đã thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng cao, chất lượng Giáo dục có những chuyển biến bước đầu. Để có được những thành quả ban đầu trong sự nghiệp giáo dục, Đảng và nhà nước ta đã xác định: Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học-công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm, năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau - “Giáo dục là quốc sách hàng đầu “, “ Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công những mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội“   ( NQ TW II-khoá VIII ).
Để thực hiện thành công chiến lược đó đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm lớn của Đảng, nhà nước và của ngành giáo dục, chính vì thế đội ngũ cán bộ giáo viên có một vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện chiến lược của Đảng và nhà nước.
Từ thực trạng của đội ngũ giáo viên hiện nay, Đại hội IX đã đánh giá: “ Đội ngũ nhà giáo  thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục”. Là người cán bộ quản lý, tôi thấy phải tập trung xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên. Đây không chỉ là việc làm trước mắt mà còn phải lâu dài với những giải pháp, biện pháp cụ thể, thiết thực, khoa học.
Từ những lý do trên, cùng với những trăn trở thường xuyên của bản thân trong việc quản lí một trường THCS. Đồng thời qua đợt thực tế giáo dục ở một số trường tiên tiến, trường điểm tôi càng thấy rõ hơn yêu cầu cấp thiết của vấn dề xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên trong tình hình hiện nay.
Do vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu với mong muốn tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để áp dụng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhà trường mà mình đang quản lý thành một đội ngũ vững vàng về mọi mặt, đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu để xác định các biện pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trường THCS trong giai đoạn hiện nay đáp ứng với thời kì Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. 
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 
Trong đề tài này tôi tập trung nêu và giải quyết một số vấn đề sau:
1. Một số cơ sở lí luận có liên quan đến đề tài
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
+ Thực trạng chung của vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên.
+ Thực trạng của vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên nói riêng ở trường THCS Tế Nông  - Nông Cống, năm học 2008-2009.
3. Các giải pháp xây dựng đội ngũ CBGV của trường THCS Tế Nông .
Năm học 2008-2009 và những kết quả đạt được.
4. Một số bài học kinh nghiệm.
5. Đề xuất các giải pháp mới và một số kiến nghị.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Một số biện pháp về xây dựng đội ngũ CBGV của trường THCS Tế Nông -Nông Cống năm học 2008-2009 và đề xuất các biện pháp.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
1. Phương pháp lí thuyết.
2. Phương pháp quan sát.
3. Phương pháp phỏng vấn.
4. Phương pháp điều tra.
5. Phương pháp phân tích tổng hợp.
6. Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục.     
VI. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
Từ ngày15 /10/2009 đến 12/11/2009 xác lập đề tài, lập đề cương và kế hoạch nghiên cứu.
Từ ngày 13/11/2009 đến 9/12/2009 tìm hiểu thực tế QLGD, thu thập thông tin, số liệu.
Từ ngày 10/12/2009 đến 19/12/2009 xử lý thông tin, viết bản thảo, duyệt bản thảo. 
Từ 20/12/2009 bổ sung bản thảo và nộp đề tài chính thức.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ     CÁN BỘ GIÁO VIÊN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong hệ thống giáo dục, trường học là nơi diễn ra quá trình đào tạo. Trong đó, mỗi thành phần thực hiện một chức năng, một nhiệm vụ nhất định (dạy của thầy - học của trò). Là tổ chức nhiều thành phần, là tế bào của hệ thống giáo dục. Như vậy, quản lý nhà trường chủ yếu là quản lý qúa trình dạy học. Hơn nữa trong quá trình dạy học thì vai trò của người thầy, chất lương của người thầy là vô cùng quan trọng. Đội ngũ cán bộ giáo viên(CBGV) là lực lượng chủ yếu, là những người trực tiếp tổ chức thực hiện quá trình giáo dục. Chính vì vậy, quản lý nhà trường trước hết là phải quản lý tốt đội ngũ cán bộ giáo viên.
Đội ngũ CBGV là một tập hợp những CB & GV (trong một nhà trường) được tổ chức phân công công việc theo sự quy định của Ngành giáo dục (làm công tác giáo dục).
Đội ngũ CBGV “ bao gồm các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giáo vụ, thí nghiệm, thư viện ... những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tổ chức quá trình dạy học và giáo dục ở trường THCS. Trong đó giáo viên là lực lượng chủ yếu vì là những người trực tiếp tổ chức quá trình dạy học”.
(Trích: Những bài giảng về quản lý trường học - Hà Sĩ Hồ & Lê Tuấn chủ biên).
Là người quản lý nhà trường, hơn ai hết Hiệu trưởng cần thấy rõ vai trò của đội ngũ CBGV (tập thể sư phạm), mối quan hệ giữa các thành viên với tập thể và những việc cần làm để xây dựng, củng cố phát triển đội ngũ CBGV ở trường THCS.
Xây dựng đội ngũ CBGV (tổ chức nguồn nhân lực) trong trường THCS là duy trì sự tồn tại đội ngũ CBGV và làm cho nó phát triển theo yêu cầu của sự nghiệp Giáo dục - đào tạo. Hơn nữa nó còn nâng cao chất lượng đội ngũ CBGV. Nói đến chất lượng phải hiểu nó bao gồm: số lượng, trình độ ... Trình độ lại bao hàm : phẩm chất, năng lực...
1. Để nâng cao đội ngũ CBGV người ta nhằm vào 4 tiêu chuẩn sau:
1.1. Đội ngũ giáo viên vững mạnh phải là một tập thể đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong công tác và sinh hoạt, xây dựng được không khí ấm cúng, dư luận lành mạnh trong tập thể. Trong tập thể sư phạm, các thành viên phải thực sự gắn bó, yêu thương, đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau theo xu hướng phát triển cùng quan tâm, cộng đồng trách nhiệm, giải quyết những khó khăn trong công tác, trong đời sống vật chất cũng như tinh thần. Làm thế nào để sống trong tập thể đó, mọi người cảm thấy tự tin, phấn khởi không muốn phải xa tập thể. Có như vậy mới phát huy hết được tiềm năng của mỗi CBGV để đạt tới mục tiêu, yêu cầu của sự nghiệp giáo dục.
Tinh thần đoàn kết trong đội ngũ cán bộ giáo viên phải được xây dựng trên cơ sở đấu tranh vì lợi ích chung, lối sống văn minh theo tinh thần xã hội chủ nghĩa. Đây chính là một trong những tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá và xây dựng đội ngũ CBGV vững mạnh.
1.2. Nắm vững và thực hiện tốt quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Đội ngũ CBGV vững mạnh phải là một tập thể luôn có ý thức học tập. Nắm vững đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, có tinh thần tìm tòi để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. Thấm nhuần đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, giáo viên sẽ hết lòng yêu thương học sinh, sẽ có những biện pháp giáo dục học sinh đúng đắn, phù hợp. Đây cũng là tiêu chuẩn cơ bản nhất đối với phẩm chất người giáo viên.  Nó là biểu hiện cụ thể của tinh thần giác ngộ xã hôi chủ nghĩa, tính Đảng và tính sư phạm, đặt nền móng cho mối quan hệ cơ bản ở nhà trường XHCN. Khi đã phấn đấu đạt được tiêu chuẩn này đội ngũ CBGV trong nhà trường sẽ có cơ sở để xây dựng nhà trường thành pháo đài của chủ nghĩa xã hội, sẽ đào tạo cho xã hội những công dân có ích.
1.3. Tập thể sư phạm vững mạnh là một tập thể có tổ chức chặt chẽ, ý thức tổ chức kỷ luật cao, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Nhà nước, nội quy nhà trường, quy định chuẩn mực của cộng đồng. Là đội ngũ giáo viên có sự thống nhất ý chí và hành động của mọi thành viên thì sẽ tạo nên một sức mạnh của đội ngũ đó. Mỗi thành viên trong đội ngũ phải xây dựng cho mình thói quen sống và hành động theo pháp luật. Nề nếplàm việc theo quy chế, đồng thời phải vận động những người xung quanh, trước hết là học sinh và gia đình mình thực hiện tốt.
1.4. Đội ngũ vững mạnh là một đội ngũ luôn coi ý chí phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo trình độ đồng đều và ngày càng cao của đội ngũ, phấn đấu trở thành những con người mới, mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Tiêu chuẩn cuối cùng này là điều kiện để thực hện tốt các tiêu chuẩn trên. Thực hiện tốt tiêu chuẩn này sẽ nâng cao được trình độ chung của đội ngũ cũng như mọi giáo viên trong việc nâng cao trình độ của đội ngũ, cần phải coi trọng nhiều mặt: chíng trị, tư tưởng văn hoá, nghiệp vụ ... và phải hướng theo yêu cầu xây dựng con người mới làm cho mỗi giáo viên thực sự trở thành tấm gương sáng mẫu mực. Ngoài ra phải quan tam đồng đều giữa các CBGV, tuy nhiên cần phải có cốt cán từng mặt. Hiệu trưởng cần phải quan tâm bồi dưỡng những cốt cán và tạo điều kiện để họ phát huy hết tiềm năng của bản thân.
Muốn có đội ngũ giáo viên vững mạnh, trước hết phải có từng giáo viên mạnh. Người giáo viên phải có những tiêu chuẩn cơ bản sau: Có lòng yêu nghề mến trẻ, nắm vững tri thức khoa học, hiểu biết về tâm lý và giáo dục, hoàn thiện kỹ năng lao động giáo dục.
Trong 4 tiêu chuẩn đối với người giáo viên thì lòng yêu nghề mến trẻ là cơ sở, nắm vững tri thức khoa học, hiểu biết về tâm lý học và giáo dục  là điều kiện để hoàn thiện kỹ năng lao động giáo dục. Vì vậy hoàn thiện kỹ năng lao động giáo dục là hạt nhân, là kết quả cuối cùng của 4 tiêu chuẩn trên. Nhân cách của người giáo viên được hoàn thiện bao nhiêu thì sẽ tác động đến nhân cách học sinh bấy nhiêu. Một đội ngũ bao gồm những CBGV có nhân cách tốt sẽ là một đội ngũ vững mạnh. Đó chính là nguồn lực quan trọng để phát triển nhà trường.
2. Để xây dựng được một tập thể sư phạm vững mạnh người cán bộ quản lý phải dựa vào 9 giải pháp cơ bản sau:
2.1. Tìm hiểu và nắm chắc tình hình đội ngũ về các mặt năng lực, trình độ, quá trình công tác, số lượng, nguyện vọng, sở trường, hoàn cảnh, cá tính, xu hướng phát triển mặt mạnh, mặt yếu ...
2.2. Lập quy hoạch xây dựng đội ngũ giáo viên trong một khoảng thời gian nhất định về các mặt: số lượng, cơ cấu, chất lượng. Biện pháp, hình thức xây dựng đội ngũ. Việc lập quy hoạch xây dựng đội ngũ giúp cho Hiệu trưởng có tầm nhìn xa, bao quát hơn trong công tác, củng cố và bồi dưỡng đội ngũ, quy hoạch, cơ cấu đồng bộ và nâng dần trình độ của giáo viên
2.3. Sắp xếp sử dụng đội ngũ CBGV sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, sở trường chuyên môn nghiệp vụ của mỗi người mới phát huy hết khả năng của họ cho sự nghiệp giáo dục.
2.4. Bồi dưỡng đội ngũ CBGV về các mặt chính trị tư tưởng, văn hoá, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ chuyên môn, sức khoẻ, kể cả với hình thức tự học, tự bồi dưỡng.
2.5. Xây dựng mối quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa, tình ban, tình đồng chí giữa các thành viên trong tập thể sư phạm. Xây dựng tình đoàn kết trong đơn vị, có ý thức tổ chức tôn trọng kỷ luật. Hoạt động trong nhà trường phải được sự thống nhất, bàn bạc dân chủ tập trung công bằng.
2.6. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho đội ngũ giáo viên trong công tác xã hội hóa giáo dục. Phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường, chính quyền địa phương và các tổ chức khác. Quan tâm đến nơi ăn chốn ở của cán bộ giáo viên. Các trang thiết bị vui chơi giải trí, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, các chế độ đối với cán bộ giáo viên phải đúng và hợp lí...
2.7. Hiệu trưởng phải là người mẫu mực, là tấm gương sáng, là con chim đầu đàn của tập thể sư phạm. Phát huy uy tín cá nhân vai trò lãnh đạo trong quan hệ công tác và sinh hoạt. Để đạt được tiêu chuẩn uy tín của Hiệu trưởng, đòi hỏi phải có lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức trong sáng, có năng lực quản lí nghiệp vụ, quan tâm đúng mức đối với CBGV.
2.8. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể.
2.9. Việc kiểm tra đánh giá, kế hoạch xây dựng đội ngũ CBGV. Kế hoạch đề ra phải mang tính tổng hợp, yêu cầu thực hiện cần phải kiểm tra kết quả chất lượng viêc làm, khen chê đúng mức kịp thời để đúc rút kinh nghiệm.
Việc xây dựng đội ngũ CBGV mang tính quyết định đối với sự nghiệp giáo dục. Đây là việc làm khó, mang tính bức xúc thường xuyên và lâu dài nhưng cấp bách. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức đoàn thể phải phối hợp chặt chẽ và linh hoạt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn.
Để thực hiện tốt các biên pháp trên, người cán bộ quản lý cần phải thực sự nhanh nhạy, nắm bắt kịp thời chủ trương, chính sách, chiến lược, sách lược của Đảng và Nhà nước. Phải xác định được: xây dưng đội ngũ CBGV là bồi dưỡng nguồn nhân lực quan trọng để thực hiện: “ Chăm lo nguồn lực con người thực hiện công bằng xã hội “ ( Nghị quyết TW II khoá VIII ). Xây dựng đội ngũ CBGV là nhân tố quyết định sự nghiệp trồng người. Thực hiện lời dạy của Bác    “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người “.
Đội ngũ CBGV là lực lượng quyết định sự nghiệp giáo dục đào tạo của một đất nước, quyết định việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mỗi nhà trường. Như người Pháp đã tổng kết "... không bao giờ nói được đầy đủ sự phụ thuộc tương lai của một đất nước vào chất lượng của giáo viên. Vì vậy, trước tiên phải đối xử với họ đúng như vị trí cần thiết của họ. Một đất nước để giáo viên thoái hoá là sự tự sát”.
II. THƯC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS HIỆN NAY.
Bên cạnh những mặt mạnh cơ bản đó ta thấy còn một số tồn tại đó là: Đội ngũ thiếu đồng bộ và mất cân đối về chuyên môn đào tạo, về sự phân bố giữa các cấp học và các địa phương, vùng, miền ... Đội ngũ giáo viên thường chỉ được chuẩn bị để giảng dạy các môn khoa học, nên năng lực giáo dục nhìn chung là yếu. Một bộ phận không nhỏ không đủ trình độ đảm đương nhiệm vụ trong hoàn cảnh hiện nay.
Từ thực trạng tình hình đội ngũ CBGV như vậy, đòi hỏi các cấp giáo dục, các nhà trường phải có những biện pháp tích cực trong công tác đào tạo bồi dưỡng và sử dụng để từng bước khắc phục những tồn tại nói trên và phát huy những điểm mạnh vốn có. Đối với một trường THCS Hiệu trưởng phải có quy hoạch bồi dưỡng và sử dụng hợp lí từng loại hình giáo viên, cán bộ thì mới có thể hạn chế được những ảnh hưởng xấu đối với chất lượng giáo dục trong nhà trường hiện nay.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CBGV
Những giải pháp và những kết quả đạt được của trường THCS 
Tế Nông  - Nông Cống. Năm học 2008 -2009.
1. Vài nét khái quát về Tình hình điạ phương và nhà trường:
1.1. Khái quát tình hình địa phương:
Xã Tế Nông  nằm cách xa thị trấn huyện Nông Cống, với diện tích hơn 4km2 , số dân là 4329 người 
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, nhân dân xã Tế Nông  cần cù trong lao động sản xuất, anh hùng trong chiến đấu, nhiều năm nay đã phát huy được truyền thống vẻ vang, làm cho bộ mặt của xã ngày càng đổi mới. Cả 4 công trình: điện, đường, trường, trạm đều đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tốt làm cho uy tín và niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền ngày càng cao. Đặc biệt là về văn hoá xã hội năm 1996 xã đã hoàn thành xoá mù chữ, năm 1998 xã được công nhận hoàn thành phổ cập tiểu học. Năm 2000 xã được công nhận hoàn thành phổ cập THCS. Năm 2002 được công nhận hoàn thanh phổ cập đúng độ tuổi.
Về công tác xã hội hoá giáo dục ngày càng phát huy tác dụng. Nhân dân đã có hiểu biết đúng đắn về công tác giáo dục nên đã tích cực trong việc đóng góp xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em, góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Hiện nay trên địa bàn xã Tế Nông  có 3 trường học: 1 trường THCS, 1 trường tiểu học và 1 trường mầm non, tất cả đều được xây dựng cao tầng khang trang sạch đẹp.
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, xã Tế Nông  do có  cận giang, cận bộ nên cũng gặp không ít khó khăn trong việc phát triển văn hoá-xã hội, an ninh quốc phòng. Cùng với việc phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường là các tệ nạn xã hội ngày càng len lỏi vào cộng đồng dân cư ảnh hưởng đến văn hoá xã hội-an ninh quốc phòng. Đặc biệt cũng ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục mà nhất là lứa tuổi thiếu niên trong nhà trường.
1.2. Khái quát tình hình nhà trường:
Trường THCS Tế Nông  được thành lập năm 1994 sau khi tách trường PTCS. Đảng và nhân dân đã xây dựng cho nhà trường 8 phòng học cao tầng đảm bảo trang thiết bị . 
Năm học 2009-2010 trường có 279 học sinh được biên chế làm 9 lớp (mỗi khối 2 lớp riêng khối 9 có 3 lớp), bình quân mỗi lớp 31 học sinh vơí tổng số CBGV là 24 người trong đó:
BGH: 2 đ/c. Giáo viên văn hóa: 16 đ/c
Giáo viên ngoại ngữ, thể dục, họa: 3 đ/c. Hành chính: 3 đ/c
Trong những năm học vừa qua nhà trường có đội ngũ CBGV luôn đoàn kết nhất trí, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CBGV. Chính vì vậy đội ngũ giáo viên giỏi cấp cơ sở (cấp huyện) và tỉnh năm sau nhiều hơn năm trước.
Trường liên tục có nhiều sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại cấp huyện và được gửi đi cấp Tỉnh. Phong trào làm đồ dùng của giáo viên và thi sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học nhà trường đều đạt giải cao. Chính vì vậy chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao, số học sinh giỏi các cấp ngày càng được nhiều hơn; tỉ lệ học sinh bỏ học giảm. Số học sinh có đạo đức khá tốt đạt tỉ lệ cao, không có học sinh yếu kém về đạo đức. Do đó nhà trường liên tục đạt tiên tiến xuất sắc cấp huyện, tỉnh. 
Năm học tới BGH nhà trường tham mưu với Đảng uỷ, UBND xã xây dựng thêm một số phòng chức năng để xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó khăn như cơ sở vật chất, thiếu phòng đa năng, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng vi tính.
Tuy đã đủ về số lượng giáo viên, song chưa đủ về bộ môn do đó ảnh hưởng đến sự phân công chuyên môn và chất lượng dạy học. Vẫn còn có giáo viên còn lúng túng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo duc chưa cao, một số cha mẹ học sinh còn mải làm ăn chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con cái, còn phó mặc cho nhà trường.
2. Thực trạng vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ - giáo viên của trường THCS Thịnh Lộc năm học 2008-2009.
2.1. Thực trạng vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ - giáo viên:
a) về cơ cấu đội ngũ:
Tổng số cán bộ-giáo viên: 24 đ/c. Trong đó có:
Ban giám hiệu: 2 đ/c
Giáo viên: 16 đ/c
CB hành chính: 3 đ/c






Số CB-GV nữ: 18
Đảng viên: 16 đ/c
Trình độ Đại học: 11 đ/c
Đang học tại chức ĐH: 7 đ/c 
Cao đẳng: 9 đ/c
Trung cấp: 3 đ/c (là kế toán)
Tuổi đời bình quân: 34
Tuổi nghề bình quân: 12
CSTĐ + GVG cấp huyện: 6 đ/c
GVG cấp Tỉnh: 3 đ/c
Về chuyên môn trường chia làm 2 tổ sinh hoạt:
- Tổ khoa học tự nhiên
- Tổ khoa học xã hội
b) Danh sách đội ngũ CB-GV trường THCS Tế Nông  năm học 2008-2009
STT Họ và tên Chức vụ Tuổi đời Tuổi nghề Hệ  đào tạo XL    C. môn XL   thi đua Hoàn cảnh
1 Nguyễn Văn Thảo HT 36 15 ĐHSP Giỏi CSTĐ huyện Tốt
2 Phạm Thị Hồng PHT 40 20 ĐHSP Giỏi LĐSX Tốt
3 Hà Thị Nhàn TT TN 40 20 CĐSP Giỏi LĐSX Tốt
4 Vũ Thị Hảo GV 31 11 ĐHSP Giỏi LĐSX Tốt
5 Đỗ Thị Tuyên GV 31 9 CĐSP Giỏi LĐSX Tốt
6 Nguyễn Tuấn Anh TP 33 11 ĐHSP   Giỏi LĐSX Tốt
7 Nguyễn Hữu Xuân GV 30 6 ĐHSP   Giỏi LĐSX Khá
8 Trương Thị Tuyết GV 27 2 ĐHSP Khá LĐTT Khá
9 Phạm Trọng Thành GV 30 6 CĐSP Khá LĐTT Khá
10 Cao Thị Thu Hà GV 30 6 CĐSP Khá LĐTT Khá
11 Nguyễn Thị Tuyến GV 25 1 ĐHSP Khá LĐTT Tốt
12 Nguyễn Thị Luân GV 24 1 ĐHSP Khá LĐTT Tốt
13 Nguyễn Thị Huề TT XH 42 19 ĐHSP Giỏi LĐSX Tốt
14 Mai Văn Tiệm TP 31 9 CĐSP Giỏi LĐSX Tốt
15 Vũ Thị Thoa GV 32 11 ĐHSP Giỏi LĐSX Tốt
16 Lê Thị Hằng GV 34 12 ĐHSP Giỏi LĐSX Tốt
17 Vũ Thị Hiếu GV 37 17 CĐSP Giỏi LĐTT Tốt
18 Trần Thị Hoa GV 30 9   CĐSP Giỏi LĐTT Khá
19 Trịnh Văn Thắng     GV 32 9 CĐSP Giỏi LĐTT Tốt
20 Đỗ Thị Thanh Tâm     GV 40 18 CĐSP Khá LĐTT Khá
21 Lê Thị Hoa     GV 29 1 CĐSP Khá LĐTT Khá
22 Mai Thị Quyết Kế toán 52 31 TCKT Khá LĐTT Khá
23 Hà Thị Hồng PTTN 51 31 TCTV Khá LĐTT Tốt
24 Mai Thị Tâm VT 29 5 TCVT Khá LĐTT Tốt
c) Những thuận lợi cần phát huy:
Đội ngũ cán bộ giáo viên trường THCS Tế Nông  năm 2008-2009 đủ về số lượng, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn., có năng lực chuyên môn và có tay nghề vững vàng, nhiệt tình với công tác, yêu nghề, mến trẻ. Luôn có xu hướng phấn đấu vươn lên về mọi mặt, gắn bó với nhà trường, đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đa số giáo viên của trường là nữ nên có nhiều thuận lợi trong việc giáo dục học sinh, nhất là học sinh nhỏ tuổi, bằng tình cảm dịu dàng, bằng tác phong ân cần tỉ mỉ của người mẹ, người chị đem đến tình yêu thương cho thế hệ đàn em. Làm tăng thêm tình yêu trường, yêu lớp, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Phần lớn giáo viên của trường có kinh tế gia đình ổn định, không có gia đình nào khó khăn. Đây cũng là một điểm thuận lợi không nhỏ cho vấn đề xây dựng đội ngũ vững mạnh và đặc biệt là  cán bộ giáo viên luôn luôn yên tâm công tác, hết lòng nhiệt tình với nhiệm vụ dạy học.
Một thuận lợi cơ bản không thể không nhận thấy là trình độ đào tạo của đội ngũ khá cao (100% đạt chuẩn). Đây là một điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng chuyên môn nghiệp vụ (100% chuyên môn xếp loại khá, giỏi, trong đó giỏi là 58,3%). Số giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tương đối cao. Đây là một thuận lợi lớn đối với công tác xây dựng đội ngũ CBGV của trường. Chính vì vậy 100% CBGV đạt lao động tiên tiến, trong đó:
Chiến sĩ thi đua cấp Huyện và Tỉnh :   4,1%
Giáo viên giỏi cấp Huyện và Tỉnh: 54,2%
Bên cạnh đội ngũ hùng hậu đó là sự quan tâm  sát sao, chăm lo và có những đầu tư thoả đáng cho công tác xây dựng đội ngũ của ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu phối hợp chỉ đạo các tổ chức đoàn thể quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp cán bộ giáo viên phát triển kinh tế, tăng thu nhập chính đáng như lập hồ sơ pháp lý, đặt kế hoạch với phòng giáo dục cho phép giáo viên dạy thêm học sinh tại trường theo yêu cầu chính đáng của Hội phụ huynh học sinh. Nhà trường luôn luôn được sự quan tâm thiết thực, hiệu quả của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh cùng các tổ chức khác về chủ trương thực hiện, về cơ sở vật chất, về thi đua khen thưởng... Nhà trường tập trung phát huy mạnh mẽ công tác dân chủ hoá trường học để động viên thúc đấy sự cố gắng phấn đấu của CBGV để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ.
d) Những tồn tại cần khắc phục:
Phải khẳng định rằng, những thuận lợi trên là cơ bản tuy nhiên trong đội ngũ giáo viên trường THCS Tế Nông  vẫn tốn tại một số vấn đề:
Số lượng giáo viên tuy đủ về số lượng nhưng chưa cân đối về bộ môn đã ảnh hưởng không nhỏ. Mặt khác một số giáo viên tuổi cao đã có nhiều hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy thường chỉ đi theo đường mòn khó  và ngại thay đổi, tiếp cận với cái mới còn chậm ảnh hưởng đến kết quả dạy học. Những vấn đề nêu trên đòi hỏi ban giám hiệu nhà trường cần phải có chiến lược xậy dưng đội ngũ lâu dài và kế hoạch xây dựng độingũ hàng năm với những giải pháp, những việc làm thiết thực như quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng giáo viên nhận thức về đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy cho cáclớp thay sách theo tinh thần tích cực.
2.2. Thực trạng các giải pháp xây dựng đội ngũ CBGV của trường THCS Tế Nông .
Từ 9 biên pháp cơ bản về xây dựng đội ngũ CBGV được cụ thể hoá thành  5 nhóm biện pháp thực hiện ở trường THCS Tế Nông  như sau :
a, Giáo dục chính trị tư tưởng , bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Thông qua các đợt học tập chính trị , nghị quyết , nhà trường giáo dục , bồi dưỡng cho giáo viên nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn mới. Cụ thể là nhà trường đã tổ chức cho CBGV học tập ,quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước về giáo dục đào tạo. Nghị quyết TW2- Khoá VIII của Đảng đã được triển khai và thi hành nghiêm túc các quy định của luật giáo dục trong nhà trường . Quán triệt chỉ thị 34/ CT- TW của Bộ chính trị về công tác tư tưởng chính trị trong trường học, tạo điều kiện về thời gian để giáo viên được tham gia học tập các chỉ thị , nghị quyết V,VI của Đảng về bản sắc  văn hoá dântộc và cuộc vận động xây dựng ,chỉnh đốn Đảng.   Từ những hoạt động trên, nhận thức của giáo viên được nâng lên rõ rệt, có những đồng chí cán bộ giáo viên trước đây có những tư tưởng tự ti, mặc cảm, không có lý tưởng ,động cơ phấn đấu. Nay nhận thức đã rõ rệt, quan điểm thay đổi hẳn. Họ hăng hái trong công tác , phấn đáu tốt hơn,nhiệt tình hơn trong mọi công việc .
Ngoài ra nhà trường còn kết hợp với công đoàn động viên CBGV tham gia các cuộc thi: “Tìm hiểu về các tổ chức công đoàn và công nhân Việt nam
Thi tìm hiểu pháp luật phòng chống các tệ nạn xã hội ... Thường xuyên bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống giúp cho giáo viên tin tưởng vào chủ trương đường lối chính sách của Đảng về công tác giáo dục. Từ đó giáo viên yên tâm hơn, gắn bó hơn với nghề nghiệp, luôn bám trường, bám lớp, có lòng yêu nghề mến trẻ, ý thức trách nhiệm của người giáo viên được nâng cao.Tích cực tham gia phong trào vận động  “Kỷ cương ,tình thương trách nhiệm” ,tận tuỵ với học sinh hơn, say sưa với công việc hơn, sống thân ái chan hoà, đoàn kết hơn. điều quan trọng là nội bộ nhà trường đã đẩy lùi được những tiêu cực của cơ chế thị trường.
    b) tập trung chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
Ban giám hiệu nhà trường đã xác định rõ, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, có thầy giỏi mới có trò giỏi. Vì vậy để chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh từng bước nâng lên thì dứt khoát đòi hỏi chất lượng giáo viên phải được nâng lên toàn diện. Khi chỉ đạo công tác này ban giám hiệu lên kế hoạch cụ thể về chỉ đạo chuyên môn hàng năm, hàng tháng, hàng tuần ... Yêu cầu mỗi giáo viên phải xây dựng kế hoạch chuyên môn nghiệp vụ chi tiết theo kế hoạch bộ môn mình dạy. Đồng thời các tổ các khối chuyên môn đều phải có kế hoạch hoạt động cụ thể. Nhà trường thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ (trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, báo cáo điển hình tiên tiến ... ) hoặc tổ chức cán bộ giáo viên tham gia các lớp chuyên đề bồi dưỡng do Phòng giáo dục, Sở giáo dục tổ chức. Với chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên chu kì III(2004- 2007) có 100% giáo viên tham gia một cách tích cực và tự giác, chuyên đề thay sách lớp các khối lớp có 100% giáo viên dạy các bộ môn được tập huấn. Ngoài ra các lớp chuyên đề do Phòng giáo dục huyện tổ chức giáo viên đều tham gia đầy đủ. Các chuyên đề trên lại được triển khai một lân nữa tại trường theo từng tổ, nhóm chuyên môn.
Bên cạnh các đợt bồi dường chuyên đề, nhà trường còn tổ chức dưới nhiều hình thức: dự giờ thăm lớp, đánh giá rút  kinh nghiệm, tổ chức các buổi hội thảo khoa học (mời đại diện các cấp, các ngành trong xã và phụ huynh đến dự). Tổ chức triển khai các SKKN ở Phòng giáo dục, Sở giáo dục để ứng dụng vào thực tế. Tổ chức thao giảng giáo viên giỏi trường 2 lần/ năm đối với giáo viên. Xây dựng các giờ thực nghiệm mỗi tháng 1 giờ.
Để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên một cách có hệ thống ban giám hiệu có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng chuẩn hoá.
Nhà trường tạo mọi điều kiện như bố trí dạy thay giờ, thay công tác kiêm nhiệm trong thời gian giáo viên đi học. Hỗ trợ kinh phí từ 200.000 đến  300.000đ/1 giáo viên/năm. Có những năm có 2 đến 3 đ/c cùng đi học tại chức nhưng nhà trường vẫn rất đảm bảo điều kiện cho mỗi giáo viên. Ngoài ra các giáo viên trực tiếp đứng lớp, nhà trường còn động viên cán bộ đi tập huấn nghiệp vụ công tác Đoàn, Đội, nghiệp vụ thư viện, kế toán, phụ tá thí nghiệm ...Mặt khác nhà trường rất quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng những giáo viên tích cực, nhiệt tình, có năng lực chuyên môn thành những điển hình làm nòng cốt mở rộng phong trào, như các đ/c:Hà Thị Nhàn; Nguyễn Tuấn Anh; Mai Văn Tiệm
Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của giáo viên thông qua kế hoạch giảng dạy hàng tuần đối chiếu với phân phối chương trình(Bộ qui định) cùng với sổ ghi đầu bài, thời khoá biểu, thiết kế bài giảng,kế hoạch bộ môn...để đánh giá việc thực hiện chuyên môn của giáo viên, kịp thời sửa chữa, bổ sung nếu chưa hoàn chỉnh, đầy đủ, đúng quy định.Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra kế hoạch hoạt động của từng tổ, khối chuyên môn, biên bản sinh hoạt tổ chuyên môn để có kế hoạch chỉ đạo phù hợp, hiệu quả.
Qua đó ta thấy công tác chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên được tiến hành theo kế hoạch cụ thể, chi tiết, khoa học, có sự phân cấp quản lý chặt chẽ, phân công nhiệm vụ rõ ràng, thiết lập một cơ chế quản lý đồng bộ, thống nhất để phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược điểm nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chất lượng đội ngũ giáo viên.
c) Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dưỡng:
Từ việc nhận thức tư tưởng giáo viên, nhà trường giúp giáo viên xác định rõ ràng. Phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Mỗi giáo viên phải lao động tự giác, tự tin, tự vươn lên, tự phát huy, tự trau dồi, gọt dũa về nhân cách và tay nghề. Phấn đấu tạo được sự đồng đều tương đối của giáo viên, tạo được niềm tin đầy đủ trong phụ huynh học sinh và các cấp lãnh đạo. từ đó nhà trường cho giáo viên đăng kí tự học, tự bồi dưỡng về một vấn đề nào đó trong một thời gian nhất định
Đầu năm học, ban giám hiệu nhà trường cho giáo viên đăng kí  đề tài khoa học, SKKN  để giáo viên có kế hoạch nghiên cứu, thực hiện, đến cuối năm có báo cáo trước Hội đồng khoa học nhà trường. 
Bên cạnh các nội dung trên, nhà trường còn có kế hoạch giao cho giáo viên (đặc biệt là giáo viên có năng lực) soạn giáo án, dạy mẫu để giáo viên toàn trường học tập kinh nghiệm, tự đối chiếu với bản thân để rút ra những điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần cố gắng. Từ đó ban giám hiệu tạo mọi điều kiện để giáo viên tương trợ kèm cặp, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong mọi mặt, đào tạo chất lượng tương đối đồng đều trong đội ngũ.
 Ngoài ra nhà trường còn đặt ra yêu cầu rất cao đối với giáo viên, yêu cầu về tác phong làm việc nghiêm túc, tâm huyết với nghề nghiệp, chủ động nghiên cứu nắm vững chương trình, nội dung sách giáo khoa cấp học, môn học, mạnh dạn trong phương pháp đổi mới.
Từ các giải pháp trên, giúp giáo viên ý thức được rằng: Muốn tự khẳng đinh mình, muốn có uy tín thật của một nhà giáo, không có con đường nào khác là phải cố gắng tự học, tự bồi dưỡng bản thân.
d) làm tốt công tác phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường:
Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo động viên và phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như: Tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn, phụ nữ... cùng tham gia công tác xây dựng bồi dường đội ngũ CBGV. Cùng với các tổ chức luôn luôn quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của CBGV. Ví dụ: dạy giúp nhau lúc ốm đau hoặc gia đình có công việc... Ban giám hiệu bàn bạc thống nhất với Công đoàn xây dựng quỹ tương thân tương ái (50.000đ/ người/tháng) giúp nhau làm kinh tế gia đình, lúc khó khăn hoạn nạn...
Nhà trường tổ chức  cho giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém theo yêu cầu của phụ huynh học sinh và theo quy định của cấp trên. Từ đó giúp giáo viên nắm chắc đối tượng học sinh lại vừa nâng cao được tay nghề, trình độ. 
Bên cạnh đó, nhà trường phối hợp với công đoàn thường xuyên tổ chức cho CBGV đi thực tế giáo dục, đi tham quan du lich để mở rộng tầm nhìn, thâm nhập thực tế. Ban giám hiệu nhà trường cũng thường xuyên chăm lo đến đời sống tinh thần của CBGV. Chính vì vậy đã tạo nên dư luận lành mạnh trong đội ngũ. Cùng với tổ chức đoàn thể, nhà trường lên kế hoạch cụ thể, khoa học, chặt chẽ trong việc tổ chức các ngày lễ lớn trong năm như: Lễ khai giảng, Kỉ niệm ngày 20/11, ngày 8/3, ngày 26/3; Lễ tổng kết năm học... Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị đóng trên địa bàn xã, Hội cha mẹ học sinh, Hội cựu chiến binh, Hội khuyến học... tạo ra một món quà ý nghĩa lưu niệm nhà trường và mỗi CBGV nhân ngày lễ, ngày tết.
Bên cạnh các hoạt động trên, nhà trường phối hơp với các tổ chức công đoàn thường xuyên làm tốt công tác động viên tư tưởng, tinh thần như: thăm hỏi ốm đau, việc hiếu, việc hỷ...
Dưới sự chỉ đạo của chi bộ Đảng, Ban giám hiệu lên kế hoạch, chương trình hành động và được bàn bạc thống nhất, đưa vào nghị quyết của Chi bộ, của Hội nghị cán bộ CNVC, Hội nghị công đoàn từ đầu năm học. Sau mỗi thời gian hoạt động phải có báo cáo trở lại một cách toàn diện để Chi bộ nắm được và chuẩn bị phương hướng kế hoạch cho kỳ tới.
e) Công tác thi đua khen thưởng:
Trong công tác thi đua khen thưởng, Ban giám hiệu nhà trường bàn bạc với chi bộ cấp uỷ, ban lãnh đạo nhà trường thống nhất về thi đua khen thưởng, kỉ luật, đề bạt, thuyên chuyển, phân công cán bộ... Nhà trường thực hiện công tác này một cách nghiêm túc, chất lượng, đảm bảo tính khách quan, công bằng nhằm khích lệ sự phấn đấu của đội ngũ CBGV.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã đưa vào nghị quyết thành lập một ban thi đua khen thưởng, xây dựng quỹ thi đua khen thưởng bằng việc huy động các nguồn thu nhập trong trường như: Nhận gửi xe, tìên nước có dư... kết hợp với quỹ hỗ trợ của những tổ chức đoàn thể, các Hội trong địa bàn xã.
 Cũng từ đầu năm học, nhà trường cho giáo viên tự đăng ký thi đua về tất cả các mặt, hàng tháng, hàng kỳ đều có sơ kết, đánh giá xếp loại giáo viên và lưu lại hồ sơ theo dõi thi đua. Đến cuối năm học tổng hợp, bình xét đánh giá theo tiêu chuẩn, xếp loại CBGV đã được hội đồng giáo dục thống nhất theo quy chế dân chủ ngay từ đầu năm. Hàng tháng đánh giá xếp loại theo tiêu chuẩn













TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CBGV TRƯỜNG THCS TẾ NÔNG
 I. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG: 10 điểm.
1) Đảm bảo ngày công: (6 đ) 
      -  Nghỉ có lý do: Mỗi buổi trừ 1 điểm.
      -  Nghỉ không có lý do: Mỗi buổi trừ  6 điểm.
2) Đảm bảo giờ công: (2 điểm)       -  Mỗi lần chậm trừ 1 điểm.
3 Thực hiện chế độ trực: (2 điểm)
     -  Mỗi lần trực không thực hiện đầy đủ trừ 1 điểm.
II. CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ: 70 điểm.
1)  Thực hiện chương trình: (5 điểm).      Chậm 1 tiết không có lý do trừ 1 điểm.
2) Thực hiện quy chế chuyên môn.  (10 điểm)
     -  Thực hiện đầy đủ quy chế kiểm tra học sinh đúng theo quy định: Đạt 6 điểm.
     -  Thực hiện chấm trả bài đúng quy định:                                         Đạt 2 điểm.
     -  Thực hiện đúng chế độ cộng điểm:                                               Đạt 2 điểm.
3) Hồ sơ chuyên môn: (10 điểm).
        -  Chất lượng hồ sơ: Loại A: 10 điểm; Loại B: 6 điểm; Loại C: 4 điểm.
4) Công tác giảng dạy: 20 điểm.
    -  Giờ dạy thanh tra: Giỏi: 10 điểm; Khá: 8 điểm; TB: 5 điểm; Không đạt: 0 điểm.
    -  Dự đủ số tiết theo quy định ( 2 tiết/tuần): 4 điểm; thiếu 1 tiết trừ 1 điểm.
    -  Giờ dạy sử dụng đồ dùng dạy học: 6 điểm;  Không sủ dụng trừ 1 điểm/ giờ.
5) Công tác bồi dưỡng, phụ đạo học sinh: 10 điểm.
    -  Thực hiện đầy đủ, có chất lượng (Có học sinh giỏi các kỳ thi h/s giỏi huyện, chất lượng qua các bài kiểm tra, khảo sát tăng
    Không có học sinh giỏi, chất lượng không tăng 0 điểm.
6)  Chất lượng giảng dạy: 10 điểm.
    -  Chất lượng kiểm tra, khảo sát môn phụ trách: 
+ Tăng: 5% đạt 2 điểm; 10% đạt 4 điểm; 15% đạt 6 điểm; 20% đạt 8 đ; 25% đạt 10 đ.
+ Không tăng: 0 điểm.
+ Giảm:   Số điểm trừ theo phần trăm giảm.
7) Công tác chủ nhiệm: 5 điểm.
    -  Tổ chức sinh hoạt 15 – Xây dựng nề nếp tự quản tốt:       
    -  Tổ chức sinh hoạt cuối tuần đầy đủ                                  
    -  Xếp loại lớp CN: Loại A: 5 điểm; Loại B: 3 điểm; Loại C: trừ 2 điểm.
III. CÔNG TÁC NCKH- SKKN- TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DH - TỰ BD: 10 điểm.
- Tham gia đầy đủ BD chuyên đề: 3 điểm.
- Tự BD chuyên môn nghiệp vụ:    3 điểm.
- SKKN – Đồ dùng dạy học xếp loại: A đạt 4 điểm; B đạt 2 điểm; C đạt 1 điểm. 
IV. HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI ĐOÀN THỂ: 10 điểm.
- Tham gia đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao:  10 điểm. 
- Mỗi lần không tham gia, ý thức chấp hành không tốt trừ 3 điểm.
V. TIÊU CHUẨN XẾP LOẠI:
    -  Loại tốt:   Đạt 85      100 điểm ( Không có mục nào bị điểm 0) 
    -  Loại khá: Đạt  65       84 điểm.
    -  Loại TB:  Đạt 50        64 điểm.
      Dưới 50 điểm không xếp loại
*Lưu ý: Mục nào trong tháng không tổ chức coi như đạt điểm tối đa
 3. Những kết quả đạt được (Từ năm học2005-2006 đến năm học 2008-2009).
Từ những biện pháp đã thực hiện thường xuyên, với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ CBGV và tập thể học sinh, nhà trường đã đạt được những kết quả sau đậy:
* Thành tích chung của nhà trường:
a) Danh hiệu thi đua:
Từ năm học 2005-2006 đến năm học 2008-2009:
Trường liên tục được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc cấp Huyện và cấp tỉnh; được UBND Huyện và giám đốc Sở GD-ĐT Thanh hoá tặng giấy khen.
Chi bộ đạt chi bộ trong sạch vững mạnh.
Công đoàn được CĐ ngành giáo dục Thanh hoá tặng bằng khen.
Liên đội TNTP HCM được liên tục được nhận bằng khen của Tỉnh Đoàn.
Hội Chữ thập đỏ được TW hội, Tỉnh hội tặng bằng khen.
b) Tập thể giáo viên:
- Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh: 1 đ/c.
- Chiến sĩ thi đua cấp Huyện: 1 đ/c
- Giáo viên giỏi cấp Tỉnh: 3 đ/c.
- Giáo viên giỏi cấp Huyện: 8 đ/c.

c) Về kết quả học sinh:
Năm học đạo đức Văn hoá HS giỏi Tỉnh HS giỏi Huyện
Tốt Khá giỏi Khá
2005-2006
2006-2007
2007-2008
2008-2009
60%
61,5%
63,2%
64%
25%
26,5%
27%
27,5%
5,5%
6,3%
6,5%
7,2%
25,5%
30,4%
32,1%
33,7%
1
1
2
2
8
10
13
18
Ngoài ra trường còn có giải về TDTT:
Năm học 2005-2006 có 3 giải TDTT cấp Huyện.
Năm học 2006-2007 có 4 giải TDTT cấp Huyện.
Năm học 2007-2008 có 5 giảI TDTT cấp Huyện.
Năm học 2008-2009 có 7 giảI TDTT cấp Huyện
Có thể nói rằng: Trường THCS Tế Nông  là một trường có nhiều năm được xếp vào tốp đầu của ngành GD Nông Cống.Đặc biệt năm học 2008-2009 trường có 3 giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp huyện đạt cả 3 tỷ lệ 100%; đội tuyển học sinh giỏi được xếp thứ 4 toàn huyện. Có được những thành tích trên là do sự nỗ lực phấn đấu, biện pháp chỉ đạo thực hiện của ban lãnh đạo nhà trường và toàn thể đội ngũ CBGV trong nhà trường.
Điều đáng ghi nhận là công tác xây dựng và bồi dưỡng CBGV của trường đã góp phần khá quan trọng quyết định đến chất lượng giáo dục nói chung và thành tích đạt được của nhà trường nói riêng trong những năm qua. Đây cũng là cốt lõi động lực để ban lãnh đạo nhà trường tiếp tục phát huy công tác xây dựng, bồi dưỡng CBGV của nhà trường trong những năm tới, kế hoạch phát triển lâu dài, thường xuyên và liên tục.
4. nhận xét đánh giá:
Về cơ bản, trường THCS Tế Nông  được sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT Nông Cống về kế hoạch, nhiệm vụ năm học. Được sự quan tâm sát sao, thường xuyên có hiệu quả của các cấp lãnh đạo Đảng và nhà nước, chính quyền địa phương và sự phối hợp hỗ trợ chặt chẽ của các tổ chức, các cơ quan đóng trên địa bàn xã tạo mọi điều kiện cho nhà trường hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đó là sự nhiệt tình cố gắng, gắn bó với sự nghiệp giáo dục, là năng lực nghề nghiệp vững vàng của tập thể sư phạm trường THCS Tế Nông . Đặc biệt là công tác lãnh chỉ đạo thực hiện một cách khoa học, có kế hoạch cụ thể, sát sao, phù hợp của ban lành đạo nhà trường, trong đó chú trọng công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ CBGV.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên thì công tác xây dựng đội ngũ CBGV trường THCS Tế Nông  còn gặp một số khó khăn sau:
Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học, đặc biệt trang thiết bị hiện đại phục vụ cho học sinh chưa đầy đủ nên giáo viên khó có điều kiện tiếp cận cái mới, phương tiện dạy học mới, kỹ năng lao động giáo dục còn hạn chế.
Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường nên một số giáo viên còn chưa thực sự yên tâm về kinh tế gia đình, dẫn đến ảnh hưởng một phần nào đến công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao bản thân. Đội ngũ CBGV của trường đa số là nữ nên bận bịu nhiều đến công việc gia đình, ảnh hưởng đến thời gian công tác và sức khoẻ dành cho học tập, nghiên cứu.
Trên đây là một số nguyên nhân tồn tại trong công tác xây dựng đội ngũ CBGV của trường THCS  Tế Nông Nông Cống.


                                                                                                                                                     
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN MÀ BẢN THÂN ĐỀ XUẤT:
1. Đề xuất một số giải pháp:
Qua 5 nhóm giải pháp mà nhà trường THCS Tế Nông  đã áp dụng tương đối có hiệu quả, bên cạnh đó tôi muốn đề xuất thêm một số giải pháp để khắc phục và phát triển công tác xây dựng đội ngũ CBGV như sau:
1.1. Về công tác giáo dục nhận thức tư tưởng:
Công tác giáo dục tư tưởng chưa thật sự thường xuyên, liên tục. Trong họp hội đồng, sinh hoạt tổ chuyên môn mới dừng lại nhiều ở khâu chuyên môn. Do vậy cần phải có thời giam dành riêng để giúp đội ngũ CBGV quán triệt nhiệm vụ giáo dục, thực hiện tốt sinh hoạt tư tưởng, tổ chức cho họ tham gia vào các hoạt động của nhà trường, hoạt động xã hội, hoà nhập vào công tác thanh thiếu niên học sinh.
1.2. Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ:
Cần có lịch sinh hoạt chuyên môn hàng tuần theo nmhóm chuyên môn hoặc tổ chuyên môn ( hiện tại sinh hoạt 2lần/tháng). Cần xây dựng các giờ thực nghiệm trên cơ sở xây dựng góp ý của cả tổ sau đó cử một người có năng lực đứng ra dạy mẫu 2 lần/tháng. Tăng cường các giờ thao giảng trong tháng, trong kỳ. Mỗi giáo viên ít nhất thực nghiệm hoặc thao giảng được 1 giờ/tháng.
Cần có kế hoạch quản lí công tác dạy thêm, học thêm chặt chẽ hơn. Công tác này cần phối hợp với chi hội phụ huynh từng lớp để hội phụ huynh cùng ban giám hiệu trực tiếp quản lý chất lượng và thù lao bồi dưỡng cho gáo viên dạy. Có như vậy công tác dạy thêm, học thêm mới thực sự có chất lượng, không ảnh hưởng của cơ chế thị trường vào quá trình giáo dục, nhất là hiện nay học sinh có xu thế học ngoài, học trước chương trình.
1.3. Trong công tác phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể:
Nhà trường cần tăng cường công tác vận động, tuyên truyền đường lối tư tưởng chính trị, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú được kết nạp vào Đảng. Cần tăng cường hơn nữa công tác xây dựng, phát triển Đảng, đặc biệt chú ý đến đối tượng giáo viên trẻ.  Vấn đề này đòi hỏi sự phối kết hợp đồng bộ giữa các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên tốt hơn nữa. Từ chỗ công tác phát triển Đảng được chú trọng, mỗi CBGV cần phải cố gắn hơn nữa, gồng mình lên để phấn đấu cho lý tưởng công sản. Có như vậy đội ngũ CBGV mới ngày càng nhanh chóng phát triển, phấn đấu cho động cơ tích cực của mình.
1.4. Công tác thi đua:
Cần chặt chẽ hơn trong việc bình xét, nên gây không khí ganh đua lành mạnh trong đội ngũ CBGV, tránh xuề xoà bốc nắm khi xét thi đua. Có như vậy mới huy động được toàn bộ lực lượng tham gia thi đua: Tổ nhóm thi đua, người người thi đua để có bộ phận lớn là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, cán bộ hoạt động năng nổ hoặc chuyên gia cho các mặt công tác của nhà trường.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế các biện pháp xây dựng đội ngũ giáo viên trường THCS Tế Nông - Nông Cống. Bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm và bổ ích:
2.1. Muốn làm tốt công tác xây dựng đội ngũ CBGV trước tiên người quản lý phải có được kế hoạch cụ thể về công tác này và mang tính chất chiến lược lâu dài, không chỉ là trước mắt. Trong khi thực hiện phải có đầy đủ những giải pháp cần thiết và những chỉ tiêu cần đạt tới trong một thời gian nhất định. Cần thẳng thắn, mạnh dạn trong việc quản lý vốn con người trong nhà trường. Không nên phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường khi quản lý những đối tượng giáo viên không đạt tiêu chuẩn. Trường tiên tiến phải không có những giáo viên  chưa chuẩn về trình độ mà phải từ chuẩn, trên chuẩn mới thực sự đảm bảo cho chất lượng.
2.2. Trong công tác xây dựng đội ngũ CBGV cần tập trung toàn diện mọi mặt, chú ý làm tốt tiêu chuẩn đầu tiên là xây dựng đội ngũ đoàn kết, không khí ấm cúng, dư luận lành mạnh, tập thể đoàn kết, thân ái. Mọi thành viên trong tập thể phải ý thức được vấn đề này và cùng nhau xây dựng, phát triển sự đoàn kết ngày một tốt hơn. Cùng giúp nhau tiến bộ và vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công tác. Ban giám hiệu nhà trường là cầu nối giao lưu gắn bó mọi người trong tập thể với nhau để cùng chung lưng đấu cật giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ.
2.3. Để xây dựng được đội ngũ CBGV vững mạnh, người cán bộ quản lý phải thực sự là con chim đầu đàn, là người đứng mũi chịu sào, nêu gương tốt về mọi mặt cho CBGV. Người Hiệu trưởng phải là một nhà quản lý có đủ tư chất của một nhạc trưởng, một nhà chỉ huy quân sự, đồng thời là một nhà hoạt động xã hội, một nhà giáo dục với khả năng quản lý, tri thức quản lý và thái độ quản lí đúng đắn, phù hợp. Người quản lý phải có đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất
 ( phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị) những yêu cầu về năng lực (năng lực sư phạm, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức quản lý...) và những yêu cầu khác để dễ thích ứng với hoàn cảnh, môi trường giáo dục. Nói tóm lại, người quản lý phải có đầy đủ những tư chất cần có để có uy tín thật cho nhà quản lý, có như vậy mới là tấm gương cho đội ngũ CBGV soi vào để tự mình cố gắng, phấn đấu ngày càng hoàn thiện hơn.
2.4. Đối với đội ngũ CBGV, Ban giám hiệu nhà trường cần chú ý quan tâm đến việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tình cảm cho họ, tạo mọi điều kiện để họ yên tâm công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài việc đảm bảo đồng lương theo quy định, nhà trường cần có biện pháp giúp CBGV cải thiện kinh tế gia đình như: dạy thêm theo yêu cầu, tăng gia sản xuất ... Tìm hiểu, nắm đầy đủ thông tin của từng cán bộ giáo viên để thông cảm cho từng hoàn cảnh mỗi người đôi khi cần san sẻ niềm vui, nỗi buồn của mỗi giáo viên để kịp thời động viên khuyến khích họ hoàn thành tốt công tác được giao. Người quản lý không chỉ là người lãnh đạo mà còn là người bạn, người đồng nghiệp tâm đắc của mỗi CBGV trong trường. Từ đó, đội ngũ giáo viên sẽ có sự tin cậy, cố gắng phấn đấu, gắn bó với tập thể của mình để công tác.
2.5. Xây dựng đội ngũ CBGV là việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài chứ không phải chỉ nhất thời. Chính vì vậy, đối với bất kỳ một trường nào thì đây cũng là một công tác quan trọng, thường kỳ không thể không chú ý đến. Có như vậy mới đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cho một trường THCS hiện nay.
2.6. Muốn phát triển được đội ngũ, phát huy phong trào trong giáo viên phải làm tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm khích lệ, động viên họ cố gắng vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong công tác thi đua khen thưởng phải nghiêm minh công bằng, đúng lúc, đúng chỗ kể cả tinh thần và vật chất. Có như vậy mới phát huy hết tác dụng của công tác này trong quá trình chỉ đạo, quản lý con người. Đặc biệt là trong quá trình quản lý giáo dục trường THCS.



                                            PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Chúng ta có thể khẳng định được rằng: Muốn xây dựng được một nhà trường tiên tiến, trước hết phải xây dựng được một đội ngũ CBGV vững mạnh. Hay nói cách khác: Có tập thể sư phạm tốt thì có trường học tốt.
Muốn xây dựng tập thể sư phạm tốt phải giúp mỗi CBGV quán triệt nhiệm vụ giáo dục, thực hiện tốt sinh họat tư tưởng, công tác chuyên môn, tổ chức cho họ tham gia các hoạt động của nhà trường, hoạt động xã hội. Xây dựng đội ngũ CBGV vững mạnh, phải từ việc xây dựng tổ chức, từ sự phân công tốt, các tổ chuyên môn, các tổ Công đoàn, Đoàn thanh niên phải được xây dựng vững mạnh, Hội cha mẹ học sinh hoạt động tốt. Phải tạo điều kiện phát triển giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi, cán bộ cốt cán, chuyên gia cho các hoạt động của nhà trường. Công tác đúc rút kinh nghiệm, thường xuyên cùng với việc sơ kết, tổng kết đều đặn, giúp cho mỗi thành viên và cả tập thể nhìn nhận đánh giá đúng mức công tác giáo dục, giảng dạy và các hoạt động khác của nhà trường, giúp họ luôn có ý thức cải tiến tự nâng mình lên kịp yêu cầu. Cần quan tâm đến đời sống của mỗi giáo viên, quan tâm cơ sở vật chất trang thiết bị trường học. Sống trong tập thể sư phạm và là người đứng đầu tập thể người hiệu trưởng phải có uy tín. Sự chân thành, tôn trọng, quan tâm đồng chí, đồng nghiệp, sự chan hoà cởi mở, tính dân chủ trong bàn luận cùng với sự nghiêm túc, kiên quyết, khoa học trong công việc của người hiệu trưởng sẽ phát huy được sức mạnh của tập thể sư phạm trong giáo dục.
Thực tế cho thấy: trường THCS Tế Nông  có một đội ngũ CBGV vững mạnh nên trường luôn là lá cờ đầu tiên phong trong giáo dục huyện nhà. Tuy nhiên trong các biện pháp xây dựng đội ngũ CBGV của trường vẫn còn một số tồn tại (đã phân tích ở trên). Nhưng nhìn chung có thể thấy người cán bộ quản lý ở đây đã có những gặt hái thành công đáng kể mà ta cần phải học tập.
Nói tóm lại: Người cán bộ quản lý muốn thành công trong công tác giáo dục, trước hết phải xây dựng được một đội ngũ sư phạm vững mạnh. Điều đó đòi hỏi người cán bộ quản lý phải quản lý bằng cả tâm hồn và nghị lực quản lý phải khoa học và bằng cả sự nghệ thuật. Đó là bí quyết, là cẩm nang cho mọi nhà quản lý giáo dục trong thời đại hiện nay.

2. Ý kiến đề xuất:
Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu ngày càng cao của ngành GD-ĐT cũng là đối với đội ngũ giáo viên trong thời kỳ đổi mới, thời ký CNH-HĐH đất nước ở những năm đầu thế kỉ XXI.
Căn cứ vào thực trạng đội ngũ CBGV hiện nay tôi có một số kiến nghị đề xuất sau:
2.1. Nhà nước, chính quyền địa phương và nhân dân cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo dục về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đổi mới đồng bộ trong phương tịên dạy học.
2.2. Các cấp các ngành cấp trên cần có kế hoạch đào tạo phù hợp với thực tế, khắc phục giáo viên không đồng đều về chuyên môn. Cần tăng cường đào tạo những giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên, các môn đặc thù như: Thể dục, Nhạc, Mĩ thuật ... để điều chỉnh tình trạng dạy chéo môn, chéo lớp như ở các trường THCS hiện nay.
2.3. Các cấp đào tạo cần có chế độ chính sách quan tâm và động viên khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia học bồi dưỡng tập trung, học tại chức để bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
2.4. Sở GD và phòng GD cần tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề về đổi mới phương pháp cho giáo viên được học tập.




LỜI CẢM ƠN
Trên đây là một số những vấn đề về biện pháp xây dựng đội ngũ CBGV ở trường THCS  Tế Nông - Nông Cống năm học 2008- 2009 nơi em đang công tác  mà bản thân  đã nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm. Vì nhiều lí do chắc chắn đề tài này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết hạn chế nhất định, rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn, giúp cho quá trình quản lý trong nhà trường có hiệu quả hơn.
Bản thân tác giả đề tài này xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh đặc biệt là cô giáo Hứa Thị Thủy đã giúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này.
          Thanh Hoá, Ngày 15 tháng 12 năm 2009  
                        Người thực hiện 



                                                                       Phạm Thị Hồng                                                                      



MỤC LỤC
                                                                                                                      Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 
I. Lý do chọn đề tàI                                            1
II. Mục đích nghiên cứu                                                               2  III.Nhiệm vụ nghiên cứu                                                                                      3 
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu                                                                  3        V. Phương pháp nghiên cứu             3
VI. Thời gian nghiên cứu             4
PHẦN NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên             5                                                                           
1. Cơ sở lý luận             5
2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên ở trường THCS hiện nay                     10
Chương II: Thực trạng vấn đề xây dựng đội ngũ CBGV- Những giải pháp và những kết quả đạt được của trường THCS Tế Nông  năm học 2008-2009       11
1. Vài nét khái khoát về tình hình địa phương và nhà trường           11
2.Thực trạng vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên của trường                     THCS   Tế Nông  năm học 2008-2009                                                            14       
3. Những kết quả đạt được                    28
4. Nhận xét đánh giá           30
Chương III: Một số giải pháp  xây dựng đội ngũ CBGV mà bản thân đề xuất  31
1. Đề xuất một số giảI pháp.                  31
2. Bài học kinh nghiệm. 33
PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận. 36
2. Ý kiến đề xuất. 37







TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Những bài giảng về quản lý trường học
                    ( NXB giáo dục)
2. Văn kiện đại hội Đảng- Khoá VIII, Khoá IX Đảng Cộng sản Việt Nam
                   ( NXB chính trị Quốc gia)
3. Giáo trình bồi dưỡng  hiệu trưởng trường trung học cơ sở Tập III 
4. Những bài giảng trong khoá học bồi dưỡng CBQL THCS K19

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top