[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
- Nhiều địa phương đang tích cực dạy học trực tuyến thời gian học sinh tạm nghỉ, nhưng phương pháp này liệu có thể thay thế học trên lớp?


Lo lắng khi học bài mới qua truyền hình

Để giúp học sinh không quên kiến thức thời gian tạm nghỉ vì Covid-19, nhiều địa phương đẩy mạnh phương pháp dạy học trực tuyến thông qua nhiều hình thức như bài giảng điện tử, tương tác trực tuyến, livestream, bài tập điện tử…

Đặc biệt mới đây, Sở GD&ĐT Hà Nội triển khai hình thức giảng bài trực tuyến qua truyền hình cho học sinh lớp 9 và lớp 12. Các bài giảng truyền hình là các bài tiếp nối trong chương trình lớp 9 và lớp 12 năm học 2019- 2020, góp phần củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và THPT quốc gia 2020.

Lớp 9 gồm các môn Ngữ văn, Toán và tiếng Anh. Lớp 12 gồm các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và tiếng Anh.

Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.Hà Nội, cho biết Sở huy động gần 50 cán bộ, giáo viên THCS, THPT xây dựng nội dung, thiết kế bài giảng đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, theo chương trình giáo dục hiện hành. Sở cùng Đài Phát thanh- Truyền hình Hà Nội ghi hình, phát sóng từ thứ 2 đến thứ 7 mỗi tuần.

“Đây là các bài giảng mới, tiếp nối các bài học mà các em học trước kỳ tạm nghỉ chống dịch Covid-19 chứ không phải ôn lại các bài đã học”, ông Quang nói.

Dạy học qua truyền hình: Học sinh cuối cấp học tập, ôn thi sao cho hiệu quả? 

Em Nguyễn Phương Nga, học sinh lớp 12 trường THPT Chu Văn An cho biết, sau ngày đầu tiên học qua truyền hình, em thấy giáo viên giảng bài kỹ, dễ hiểu và chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong giải bài tập, ghi nhớ công thức dễ dàng.

“Tuy nhiên học qua truyền hình, không có sự tương tác, không nêu được thắc mắc để giải đáp ngay nên chúng em khá lúng túng. Do đó, học sinh phải tự tương tác thêm với giáo viên bộ môn ở trường để được giải thích cặn kẽ một số điểm chưa rõ trong bài giảng”, Phương Nga nói.


Bên cạnh những điểm tích cực, việc học sinh thụ động tiếp thu các kiến thức thông qua học trực tuyến khiến nhiều giáo viên tỏ ra lo lắng. Cô giáo Lê Hoàng Thu, giáo viên một trường THPT ở Hà Nội cho biết, học sinh cuối cấp rất lo lắng về việc học và ôn thi. Muốn hiểu được hết kiến thức mới qua truyền hình là điều khó; vì không có giáo viên đốc thúc nên dễ sao nhãng việc học.

“Không ít phụ huynh và học sinh đang có tâm lý coi nhẹ việc học trực tuyến. Vì họ mơ hồ không biết kết quả học lúc này có được công nhận, hay chỉ giải pháp tạm thời và sau khi đi học chính ở trường các em đều được thầy cô giảng bài lại”, cô Nga chỉ ra thực tế.

Trong khi đó, dù Bộ GD&ĐT khuyến khích các trường thực hiện việc dạy học trực tuyến thời gian học sinh nghỉ, nhưng hiện chưa có quy định nào cho phép việc dạy học chính khóa ở bậc phổ thông thay thế bằng học trực tuyến. Điều này khiến phụ huynh, học sinh còn nhiều phấp phỏng về cách dạy, cách học và kết quả đánh giá trong thời điểm này, việc học đâu đó chưa đạt được hiệu quả như mong đợi?.

Tăng hiệu quả học trực tuyến

Thầy giáo Phạm Quốc Toản, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) cho rằng, vai trò của giáo viên trong dạy học trực tuyến ở thời điểm này tương tự như giáo viên trên lớp. Họ đều phải thiết kế bài giảng cho học sinh tiếp cận kiến thức, soạn giáo án, hệ thống bài giảng giúp học sinh dễ tiếp thu.

Dạy học trực tuyến có lợi thế về mặt logic phải ngắn gọn, nhẹ nhàng không quá rườm rà, khác với học sinh học trên lớp. Ví dụ các môn tự nhiên, sẽ phân theo các chủ đề bài giảng hoặc một nhóm kiến thức gộp lại. Trong mỗi chủ đề yêu cầu tóm lược kiến thức cơ bản thể hiện bằng sơ đồ ngắn gọn để đi đến cái kết quả; sau đó mới đưa ra các cái dạng bài tập và bài tập minh họa.

"Hãy để học sinh tự suy luận, hiểu quá trình hình thành và có thể tự thiết lập được công thức theo ý hiểu, miễn sao đúng với nội dung bài giảng, giúp các em ghi nhớ rất sâu", thầy Toản chia sẻ.


Theo vị giáo viên này, quan trọng nhất trong dạy học trực tuyến là thu hút được học sinh, chăm chú theo dõi bài giảng và muốn quay lại bài lần thứ hai. Để làm được việc đó, giáo viên cần đặt ra nhiều câu hỏi và tự trả lời, phải đặt mình vào vị trí của học sinh, xuất phát từ thực tiễn, vướng mắc khó khăn. Sau đó lồng thêm những tình huống vui vẻ giúp cho học sinh cảm nhận kiến thức nhẹ nhàng và ấn tượng.

Tuy nhiên, theo thầy Toản, phương pháp học trực tuyến dẫu sao cũng chỉ là hỗ trợ không thể thay thế học tại lớp. Bởi việc này liên quan đến thái độ của cảm xúc của học sinh và phương thức truyền thụ kiến thức trên lớp sẽ cặn kẽ giải đáp, ngọn ngành mọi thứ tỉ mỉ hơn.

Trong tình thế hiện nay, hiệu quả của học trực tuyến là phục vụ cho luyện thi hiệu quả hơn, từ những kiến thức đã có sẽ giúp học sinh hiểu sâu thêm, vận dụng luyện tập.

“Còn muốn học sinh hình thành kiến thức mới và phát triển các kĩ năng thì khó thực hiện, sẽ có tình trạng hiểu bài mơ hồ, không hiểu sâu, hiểu bản chất”, thầy giáo cho hay.

Theo đánh giá của giáo viên, học đại trà qua truyền hình thuận lợi ở chỗ tiếp cận nhanh và có nhiều nguồn tư liệu phong phú, học sinh được xem lại nhiều lần, tham khảo nhiều tư duy khác nhau…

Nhưng nhược điểm khi học sinh muốn trao đổi trực tiếp thắc mắc bài tập, giáo viên không thể giải đáp được ngay. Giáo viên không nhìn được vướng mắc trực tiếp của học sinh trong quá trình dạy, không điều chỉnh tiến độ bài giảng, chỉ áp đặt cái logic của người thầy dạy từ đầu đến cuối bài.

Thầy Toản cho rằng, muốn việc học trực tuyến đạt hiệu quả, học sinh phải chủ động, xuất phát từ nhu cầu muốn học mà chủ yếu là đối tượng học sinh khá trở lên; còn lại học sinh kém, nhất nhiều em các trường ngoài công lập thì rất khó khăn trong việc tự học. Để biết được tiến độ tới đâu thì cần có hệ thống câu hỏi đánh giá, tức là bài kiểm tra lại sau mỗi buổi học.

>> Kênh ôn thi =>Bấm vào đây 




Học trên truyền hình cần thái độ nghiêm túc để mang lại hiệu quả

Trước tình hình Hà Nội trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19, ngay từ sáng 9-3,  hàng trăm nghìn học sinh khối 9 và 12 đã bắt đầu học buổi học đầu tiên trên truyền hình.

Theo kế hoạch phối hợp, thời gian phát sóng các môn học của lớp 9 bắt đầu từ 9 giờ 15 phút, từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần. Thời lượng phát sóng của mỗi buổi khoảng 40 phút. Như vậy, học sinh lớp 9 có thể được học mỗi môn 2 buổi/tuần.

Còn với lớp 12, chương trình được phát sóng trong 3 khung giờ 14 giờ 30 phút, 15 giờ 15 phút và 16 giờ từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần.

Ông Kiều Văn Hưng, Trưởng phòng Giáo dục phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Toàn bộ bài giảng trên truyền hình là những bài giảng mới, được xây dựng tiếp nối với các bài học mà các em đã học trước khi nghỉ học để phòng, chống dịch Covid-19. Để thực hiện chương trình này,  Sở GD-ĐT Hà Nội đã huy động gần 50 cán bộ, giáo viên các trường THCS, THPT khẩn trương xây dựng nội dung, thiết kế bài giảng bảo đảm các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình của Bộ GD-ĐT.

Trước mắt, Sở ưu tiên xây dựng các bài giảng trên truyền hình dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12 nhằm giúp các em chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 và kỳ thi THPT quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020.

Qua bài giảng đầu tiên của cô Quang Thị Hoàn, giáo viên tiếng Anh, Trường THCS Đống Đa, học sinh khối 9 có dịp hệ thống lại những kiến thức đã học, giúp các em bắt nhịp với bài giảng mới sau thời gian dài không đến trường.

Cô Hoàn chia sẻ, dạy học trên truyền hình, giáo viên phải dùng phương pháp độc thoại, coi như học sinh đang đứng trước mặt và giảng. Vì không có sự tương tác với học sinh nên sự chuẩn bị phải kỹ lưỡng hơn, đầy đủ và giải thích chi tiết hơn so với việc học trên lớp.

Còn học sinh khối 12, các em được ôn tập các bài giảng Tiếng Anh của cô Đặng Huyền Trang, giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam; bài giảng Ngữ văn của cô Nguyễn Hương Thủy, giáo viên trường THPT Chu Văn An; bài giảng môn Hóa học do thầy Đào Hữu Toàn, giáo viên trường THPT Chu Văn An đảm nhiệm. Đây là những thầy cô nổi tiếng, dạy giỏi của các trường học trên địa bàn Hà Nội.

Với quyết tâm cả thành phố đồng lòng chống dịch Covid-19, nên hình thức này nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của cả giáo viên, học sinh và phụ huynh. Việc ôn thi trên truyền hình tuy là hình thức không mới, nhưng đây là lần học trên truyền hình được đông đảo học sinh cùng tham gia, với các bài giảng rất gần gũi và dễ hiểu, giúp chúng em tận dụng tối đa thời gian khi chưa thể quay trở lại trường học tập bình thường.

Em Nguyễn Quốc Hưng, học sinh lớp 12 trường THPT Yên Hòa, quận Cầu Giấy chia sẻ: Đây là một phương án tốt bởi trong tình hình dịch thế này, học sinh không thể đến trường, trong khi kỳ thi sắp tới gần, học sinh ở nhà cũng rất sốt ruột. Bởi vậy, biết tin dạy học qua truyền hình, em đã bật sẵn tivi và chuẩn bị đầy đủ sách vở như một buổi học trên lớp.

Để không bỏ lỡ bất kỳ buổi học nào, Phạm Tô Lâm Phong ở Trung Hòa Nhân Chính, quận Thanh Xuân đã tận dụng các thiết bị điện tử sẵn có để theo dõi. Với em, càng có nhiều hình thức dạy học, việc học tập của học sinh càng thuận lợi hơn, nhất là trong kỳ nghỉ dài ngày này.

Phạm Tô Lâm Phong cho biết hình thức này không có sự tương tác như học trực tiếp trên lớp, nhiều bạn tham gia lớp học thái độ thiếu nghiêm túc. Tuy nhiên, với những người biết khai thác hết thế mạnh của công nghệ, thì học qua fanpage của Thời sự Truyền hình Hà Nội lại là thế mạnh, bởi ở đó có thể xem lại hay học lại những chỗ nào mình chưa hiểu bất cứ thời gian nào. Do đó, Phong thấy khá thoải mái với hình thức học này.

Thầy Đào Hữu Toàn, giáo viên Trường THPT Chu Văn An cho biết: Học trên truyền hình thì có một cái khó hơn học livestream (học trực tuyến), tức là khi học sinh thắc mắc, gần như không có sự giải đáp. Nhưng học sinh yên tâm khi học trên truyền hình, các thầy cô biết điều đó nên đã có sự chuẩn bị kỹ, biên soạn cho phù hợp. Với sự hướng dẫn chi tiết đó, học sinh có thể hiểu được nhiều lượng kiến thức trong bài học của mình.

“Để tham gia bài giảng này, học sinh phải có sự chuẩn bị bài học trước và cả tâm thế bởi khi học ở nhà một mình, các con phải thật sự quyết tâm, tập trung để có thể theo dõi trọn vẹn chương trình”, thầy Nguyễn Như Tùng, Trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ.

Bên cạnh việc dạy theo khung giờ cố định, học sinh còn được xem lại các chương trình bài giảng qua website, kênh Youtube, kênh Facebook, ứng dụng HanoiClix của Đài truyền hình Hà Nội và tương tác qua các buổi livestream trên trang facebook, giúp các em hào hứng hơn trong bài học.

Có thể thấy, việc dạy học qua truyền hình được xem là giải pháp hiệu quả trong mùa dịch. Tất nhiên, hình thức nào cũng có ưu và nhược điểm, nhưng đây là nỗ lực của ngành giáo dục với mục tiêu tất cả vì học sinh. Do đó, để hình thức này thực sự phát huy hiệu quả, không chỉ cần có sự nỗ lực của các thầy cô giáo và đội ngũ những người sản xuất chương trình, mà rất cần sự đồng lòng, học tập với thái độ nghiêm túc của học sinh.

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top