Cài app kiếm tiền, Bấm vào đây
(Sangkiengiaovien.com) MÃ DI
TRUYỀN, ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ DI TRUYỀN: CƠ
SỞ VẬT CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
1. Khái niệm mã bộ ba
Cứ 3 nucleotit cùng loại hay khác loại đứng kế tiếp nhau
trên phân tử ADN hoặc trên mARN mã hoá cho 1 axit amin hoặc làm nhiệm vụ kết
thức chuỗi polipeptit gọi là mã bộ ba.
2. Mã di truyền là mã
bộ ba
- Nếu mỗi nucleotit mã hoá 1 axit amin thì 4 loại
nucleotit chỉ mã hoá được 4 loại axit amin.
- Nếu cứ
2 nucleotit cùng loại hay khác loại mã hoá cho 1 axit amin thì chỉ tạo được 42
= 16 mã bộ ba không đủ để mã hoá cho 20 loại axit amin.
- Nếu
theo nguyên tắc mã bộ ba sẽ tạo được 43 = 64 mã bộ ba đủ để mã hoá
cho 20 loại axit amin.
- Nếu
theo nguyên tắc mã bộ bốn sẽ tạo được 44 = 256 bộ mã hoá lại quá
thừa. Vậy về mặt suy luận lí thuyết mã bộ ba là mã phù hợp.
Trong
nghiên cứu, khi thêm bớt 1, 2, 3 nucleotit trong gen, người ta nhận thấy mã bộ
ba là mã phù hợp và đã xác định được có 64 bộ ba được sử dụng để mã hoá axit
amin. Trong đó có Metionin ứng với mã mở đầu TAX đó là tín hiệu bắt đầu sự tổng
hợp chuối polipeptit. Ba bộ ba còn lại ATT, ATX, AXT là mã kết thúc.
Hai mươi
loại axit amin được mã hoá bởi 61 bộ ba. Như vậy mỗi axit amin được mã hoá bởi
1 số bộ ba. Ví dụ, lizin ứng với 2 bộ ba AAA, AAG, một số axit amin được mã hoá
bởi nhiều bộ ba như alanin ứng với 4 bộ ba, lơxin ứng với 6 bộ ba.
3. Những đặc điểm cơ
bản của mã di truyền
-
Mã di truyền được đọc theo một chiều 5’ – 3’ trên phân tử mARN.
- Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3
nucleotit, các bộ ba không đọc gối lên nhau.
- Mã di
truyền là đặc hiệu không một bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc một số axit amin
khác nhau.
- Mã di
truyền có tính thoái hoá có nghĩa là mỗi axit amin được mã hoá bởi một số bộ ba
khác loại trừ metionin, Triptophan chỉ được mã hoá bởi một bộ ba). Nhờ đó mà
gen đảm bảo được thông tin di truyền và xác nhận trong bộ ba 2 nucleotit đầu là
quan trọng còn nucleotit thứ 3 có thể linh hoạt . Sự linh hoạt này có thể không
gây hậu quả gì. Nhưng cũng có thể gây nên sự lắp ráp nhầm các axit amin trong
chuỗi polipeptit.
- Mã di truyền có tính phổ biến: tất cả các loài sinh vật
đều được mã hoá theo một nguyên tắc chung (các từ mã giống nhau), Điều này phản
ảnh nguồn gốc chung của các loài.
- Mã di
truyền có mã mở đầu, có mã kéo dài chuỗi polipeptit và mã kết thúc
Mỗi ngày mở ra học 1 lần, kiên trì sẽ thành công
Nếu thấy hay và có ích, hãy Share cho bạn bè cùng học
Liên quan (Sangkiengiaovien.com)
>> Tìm hiểu kiến thức Sinh học 12 (Phần 1-Cơ sở vật chất cơ chế di truyền biến dị)
>> Tìm hiểu kiến thức Sinh học 12 (Phần 2 - các quy luật di truyền)
>> Tìm hiểu kiến thức Sinh học 12 (Phần 2 - các quy luật di truyền)
Sinh học, Sinh học 12, Lớp 12, Ôn thi, Ôn thi THPT Quốc gia,
Tải SKKN + Tài liệu - Bấm vào đây
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment