Chương I.
ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
1. ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I.
Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
1. Sự nhiễm điện của các vật
Thí nghiệm về hiện tượng nhiễm điện do cọ
xát: cho thước ngựa cọ xát vài mặt bàng và cho hút những mãng giấy vụn.
Một
vật có thể bị nhiễm điện do : cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện
khác, đưa lại gần một vật nhiễm điện khác.
Có
thể dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay
không.
2. Điện tích. Điện tích điểm
Vật
bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.
Điện
tích điểm: là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm
mà ta xét.
=>
Hai loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm
- Điện tích dương nhỏ nhất là của proton, điện tích âm nhỏ nhất là điện tích của electron. Giá trị tuyệt đối của chúng là e = 1,6.10-19C
3. Tương tác điện
Các
điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
Các điện tích khác
dấu thì hút nhau.
Tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên.
- Điểm đặt: Tại điện tích đang xét.
- Giá: Là đường thẳng nối hai điện tích.
- Chiều: là lực đẩy. Nếu hai điện tích cùng dấu, lực hút nếu hai điện tích trái dấu.
- Độ
lớn: \[F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\]
Trong đó k = 9.109$\left( {N{m^2}/{c^2}} \right)$. :$\varepsilon $ là hằng số điện môi.
II.
Định luật Cu-lông. Hằng số điện môi
1. Định luật Cu-lông
Lực
hút hay đẩy giữa hai diện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường
thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện
tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
\[F = k\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\]
k = 9.109 Nm2/C2.
Đơn
vị điện tích là culông (C).
2. Lực tương tác giữa các điện tích điểm
đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi
+ Điện môi là môi trường cách điện.
+ Khi đặt các điện tích trong một điện môi
đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi e lần so với khi đặt nó trong chân không. e gọi là hằng số điện môi của môi trường (e ³ 1).
+ Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt
trong điện môi :
\[F = k\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{\varepsilon {r^2}}}\]
+ Hằng số điện môi đặc cho tính chất cách điện của
chất cách điện.
Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô
lập về điện, tổng đại số các điện tích là một hằng số
4. Khi điện tích chịu tác dụng của nhiều lực:
Hợp
lực tác dụng lên điện tích Là: $\overrightarrow F = {\overrightarrow F _1} + {\overrightarrow F _2} + ... + {\overrightarrow F _n}$(1)
a. Phương pháp chiếu:
-
Chọn hệ trục tọa độ Oxy phù hợp với điều
kiện của bài toán.
-
Chiếu (1) lên Ox, Oy:
a. Phương pháp chiếu:
-
Chọn hệ trục tọa độ Oxy phù hợp với điều
kiện của bài toán.
$\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}
{{F_x} = {F_{1x}} + {F_{2x}} + ... + {F_{nx}}}\\
{{F_y} = {F_{1y}} + {F_{2y}} + ... + {F_{ny}}}
\end{array}} \right. \Rightarrow F = \sqrt {F_x^2 + F_y^2} $
$\overrightarrow F $
hợp với trục Ox một
góc α:
hợp
với trục Ox một góc α: $\tan \alpha = \frac{{{F_y}}}{{{F_x}}}$
b. Phương pháp hình học:
Xét trường hợp chỉ có hai lực $\overrightarrow F = {\overrightarrow F _1} + {\overrightarrow F _2}$
Bài tập minh họa
Bài 1. Cho r = 10 cm = 10-1m;
$\varepsilon = 1$
F = 9.10-3N
q1 = q2
= ?
Giải
Từ ĐL Cu long
\[F = k\frac{{|{q_1}{q_2}|}}{{{r^2}}}\]
$ = k\frac{{q_1^2}}{{{r^2}}}$
$ \Rightarrow \left| {{q_1}} \right| = \sqrt {\frac{{F{r^2}}}{k}} = \sqrt {\frac{{{{9.10}^{ - 3}}.{{({{10}^{ - 1}})}^2}}}{{{{9.10}^9}}}} = {1.10^{ - 7}}C$
q1 = q2 = $ \pm {1.10^{ - 7}}C$
Bài 2: Hai điện tích điểm cách nhau một khoảng r =3m
trong chân không hút nhau bằng một lực F=6.10-9N. Điện tích tổng
cộng của hai điện tích điểm là Q=10-9C. Tính điện đích của mỗi điện
tích điểm.
Hướng dẫn giải:
Áp dụng định luật Culong
\[F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\]
$ \Rightarrow \left| {{q_1}{q_2}} \right| = \frac{{\varepsilon F{r^2}}}{k} = {6.10^{ - 18}}\left( {{C^2}} \right)$ (1)
Theo
đề:
\[{q_1} + {q_2} = {10^{ - 9}}C\] (2)
Xem tiếp các bài tập về Định luật Culong tại đây
#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment