[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký

 Động lực chính của sự bứt phá này được cho đến từ kỳ vọng khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế, đón khách du lịch của ngành hàng không nước ta trong thời gian tới. Dự kiến từ 31/3, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn để đón khách du lịch quốc tế và đưa khách trong nước đi du lịch nước ngoài qua tất cả các cửa khẩu quốc tế.


Ghi nhận trong phiên giao dịch đầu năm Nhâm Dần 2022, các cổ phiếu hàng không trở thành điểm sáng với hàng loạt mã tăng mạnh. Tại HoSE, các mã VJC, HVN, AST đồng loạt tăng kịch trần; trên sàn UPCoM, IHK cũng "tím lịm" trong khi ACV cũng tăng tới 7,4%, SAS tăng 8,9%; NCS tăng 6,9%.
Song song, cổ phiếu CIA của Dịch Vụ Sân Bay Quốc Tế Cam Ranh cũng bật tăng hết biên độ 9,8% lên 15.700 đồng/cổ phiếu; SGN, NCT tăng mạnh trên 4%; SCS tăng hơn 2%.

Sau câu chuyện giá vé máy bay tăng đột biến những ngày ra Tết, giá cổ phiếu nhóm ngành hàng không cũng đang dậy sóng và thu hút sự chú ý lớn của giới đầu tư. Động lực chính của sự bứt phá này được cho đến từ kỳ vọng khôi phục các chuyến bay thương mại quốc tế, đón khách du lịch của ngành hàng không trong thời gian tới. Dự kiến từ 31/3, Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn để đón khách du lịch quốc tế và đưa khách trong nước đi du lịch nước ngoài qua tất cả các cửa khẩu quốc tế.

Trước đó, từ 1/1/2022, Chính phủ đã quyết định khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với các địa bàn có hệ số an toàn cao gồm 9 thị trường. Hiện, Cục Hàng không đã đàm phán và mở thành công đến 8 thị trường, chỉ còn đường bay đến Trung Quốc chưa được chấp thuận.
Đồng thời, trước thềm đón Tết, Chính phủ đã cho phép nối lại đường bay thẳng đến các thị trường này để đáp ứng nhu cầu của người Việt Nam về nước dịp cuối năm, kèm theo bãi bỏ quy định xét nghiệm nhanh trước khi lên và sau khi xuống tàu bay. Vietnam Airlines đã thực hiện một số chuyến bay thẳng thường lệ đến Australia, Anh, Pháp, Đức. Sau Tết Nguyên đán, hãng Bamboo Airways cũng sẽ tiếp tục khai thác đường bay thẳng đến Australia, Đức, Anh.

Riêng tại thị trường trong nước, Bộ Giao thông vận tải ngay trong giai đoạn cận Tết đã bỏ quy định xét nghiệm và kiểm soát tiêm chủng vaccine Covid-19 đối với hành khách. Nhờ đó, lượng khách mua vé máy bay tăng cao trên tất cả nhóm hành trình, tất cả các hãng hàng không đều mở rộng hết mức mạng bay nội địa, tăng tần suất các đường bay nhằm phục vụ tối đa nhu cầu về quê, du lịch của hành khách.

Là ngành kinh doanh có lợi nhuận cao, việc tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp khống chế đại dịch và các doanh nghiệp ngành hàng không được kỳ vọng sẽ có mức nhảy vọt mạnh mẽ. Việc cho phép các chuyến bay hoạt động, đặc biệt dần mở cửa du lịch nhanh chóng phản ánh sự lạc quan vào nhóm cổ phiếu hàng không, sau thời gian dài đóng băng và gánh nặng chi phí. Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là liệu nhóm cổ phiếu hàng không có thể tăng được bao lâu, khi các hãng tính đến nay hầu như vẫn đang âm dòng tiền hoạt động kinh doanh sau cú sốc đại dịch?
Báo cáo triển vọng ngành hàng không mới đây của SSI Research dự phóng trong năm 2022, sản lượng hành khách nội địa của Việt Nam ước đạt 70% mức trước dịch Covid (từ 40% trong năm 2021), trong khi sản lượng hành khách quốc tế ước đạt 20% mức trước Covid (từ 0% trong năm 2021). Các giả định dựa trên giả định các chuyến bay quốc tế chỉ được mở hoàn toàn từ nửa cuối năm 2022 và nhu cầu đi lại quốc tế có thể phục hồi dần cho đến cuối năm 2023 do vẫn còn sự khác biệt trong biện pháp kiểm dịch giữa các quốc gia.

SSI Research cho rằng lợi nhuận của ngành hồi phục gần như là điều chắc chắn trong năm 2022, tuy nhiên nửa cuối năm 2022 sẽ chứng kiến sự phục hồi lợi nhuận mạnh mẽ hơn với việc hoàn tất mũi tiêm tăng cường đầu tiên; biên giới mở lại rộng hơn ở cả Việt Nam và các nước khác; hiệu suất/hệ số tải tốt hơn trong mùa lễ; và giá nhiên liệu bay thấp hơn so với nửa cuối năm 2021.

Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng đưa ra quan điểm tích cực về sự phục hồi của ngành hàng không trong giai đoạn 2022-2026. Mảng vận tải hàng không quốc tế được cho là có khả năng phục hồi ổn định từ năm 2022 do Chính phủ đã phê duyệt việc nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ và du lịch hàng không có khả năng phục hồi khi nguồn khách chính của Việt Nam có tỷ lệ tiêm chủng cao. VCSC kỳ vọng những phân khúc quốc tế của các hãng hàng không sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2026.

Tuy đưa ra quan điểm tích cực, song cả SSI và VCSC vẫn cho rằng chặng đường phục hồi của ngành hàng không sẽ còn nhiều thách thức.
SSI Research cho rằng đối với các công ty sân bay như ACV và AST, kỳ vọng triển vọng lợi nhuận mạnh sẽ chỉ có thể bắt đầu từ nửa cuối năm 2022 vì hành khách quốc tế có thể sẽ chiếm phần lớn lợi nhuận cao như những năm trước dịch. Trong khi đó, đối với các hãng hàng không, SSI kỳ vọng hệ số tải và hiệu suất thấp sẽ cản trở sự phục hồi lợi nhuận trong năm 2022 và các nhà đầu tư có thể kỳ vọng mức tăng trưởng có ý nghĩa hơn trong năm 2023.

Thậm chí, VCSC còn dự báo trong năm 2022 và 2023, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã HVN) sẽ tiếp tục ghi nhận lỗ 7.500 tỷ đồng và 1.400 tỷ đồng do mảng vận tải quốc tế chưa hồi phục hoàn toàn và hãng hàng không có tỷ lệ đòn bẩy hoạt động cao. Riêng trong năm 2021 vừa qua, "ông trùm" ngành hàng không ghi nhận lỗ gộp 62 tỷ đồng trong mảng kinh doanh chính. Nhờ số dư tiền gửi lên đến 32.717 tỷ đồng (xấp xỉ 1,5 tỷ USD) vào thời điểm cuối năm, doanh thu tài chính tăng giúp HVN vẫn có lãi ròng 830 tỷ, giảm gần 50% so với năm 2020.

Bên cạnh đó, VCSC còn nêu rõ rủi ro cổ phiếu HVN sẽ phải chuyển giao dịch sang sàn UPCoM vào năm 2023 do lỗ trong 3 năm liên tiếp dẫn đến không đủ tiêu chuẩn niêm yết trên sàn HOSE. Cổ đông của HVN cũng sẽ đối mặt với rủi ro pha loãng cổ phiếu do hãng hàng không có kế hoạch tăng vốn bổ sung.

Phương Linh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Dự phóng VN-Index chạm mốc 1.700 điểm, Agriseco Research "lì xì" nhà đầu tư 5 nhóm cổ phiếu đáng xuống tiền cho năm mới Nhâm Dần 2022

Thứ nhất là việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng qua đó thúc đẩy tăng trưởng nhóm xây dựng (CTD, PC1, C4G); thép và vật liệu xây dựng (HPG, HT1, DHA); bất động sản (VHM, VRE, NLG).

Thứ hai, triển vọng phục hồi sau đại dịch COVID được kỳ vọng tạo ra dư địa cho các doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp (KBC, PHR), dệt may (TNG, STK), thủy sản (VHC, FMC), cảng biển (GMD) tăng trưởng.

Thứ ba, ngành ngân hàng được xem là một điểm sáng của năm 2022 với kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tích cực, NIM có thể đi ngang, thu nhập dịch vụ tăng trong khi nợ xấu được kiểm soát, kèm theo là câu chuyện tăng vốn. Ba cổ phiếu được điểm tên gồm (MBB, TCB, BID).
Thứ tư chính là động lực từ IPO, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước liên quan tới các cổ phiếu NTP, BMI, VGT.

Thứ năm, nhóm cổ phiếu tăng trưởng ổn định và định giá hấp dẫn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngành điện khi kỳ vọng tăng trưởng tốt trong năm tới trên mức nền thấp của 2021 và theo đà hồi phục của nền kinh tế, gồm POW, REE, QTP, MWG, FPT.

Phương Linh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Agriseco: Khuyến nghị 5 nhóm cổ phiếu giúp nhà đầu tư “bơi trong tiền” năm Nhâm Dần 2022

5 chủ đề đầu tư trong năm mới Nhâm Dần 2022

Chủ đề 1: Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng

Các cơ hội đầu tư tiềm năng gồm nhóm xây dựng (CTD, PC1, C4G); thép và vật liệu xây dựng (HPG, HT1, DHA); bất động sản (VHM, VRE, NLG).

- CTCP Xây dựng Coteccons (Mã chứng khoán: CTD): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 143.000 đồng/cp.

Luận điểm đầu tư: Kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận cải thiện kể từ năm 2022 nhờ ký mới lượng hợp đồng lớn và tiết giảm chi phí quản lý. Dự kiến hưởng lợi từ đầu tư công. Sức khoẻ tài chính lành mạnh tạo ra lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành.

- CTCP Xây lắp điện 1 (Mã: PC1): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 50.000 đồng/cp

Nhờ luận điểm: Hoạt động đầu tư năng lượng của PC1 tiếp tục ghi nhận tăng trưởng trong năm 2022. Dự kiến ghi nhận lợi nhuận các dự án bất động sản từ 2022. Tiềm năng tăng trưởng từ mảng khai khoảng.

- CTCP Tập đoàn CIENCO4 (Mã: C4G): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 35.500 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Dư địa tăng trưởng dài hạn từ dự án Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2. Kỳ vọng trúng thầu một số gói thầu liên quan tới sân bay Long Thành. Thông qua phát hành tăng vốn sẽ giảm bớt áp lực tài chính.
- CTCP Xi Măng Vicem Hà Tiên (Mã: HT1): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 29.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: HT1 chiếm 30% thị phần xi măng tại khu vực phía Nam, được hưởng lợi khi thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng được thực hiện trong 2022. HT1 đã tích trữ một lượng hàng tồn kho lớn giúp doanh nghiệp tận dụng sóng đầu tư công trong năm tới. Khu vực trạm nghiền Thủ Đức, khu phức hợp River City Thủ Đức có diện tích gần 30 ha khởi công trong 2021, dự kiến hoàn thành trong 2025 và được mở bán từ 2022.

- CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 65.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Hưởng lợi từ đầu tư công và xây dựng. Dự án Dung Quất 2 khởi công trong đầu năm 2022 dự kiến hoàn thành trong vòng 36 tháng kể từ này khởi công, vốn đầu tư 70 nghìn tỷ Đồng. Dự án giúp nâng công suất HRC của HPG 8,5 triệu tấn/ năm. Dự án nhà máy sản xuất Container Hòa Phát sẽ hoàn thành trong Quý 2/2022.

- CTCP Hóa An (Mã: DHA): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 67.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: DHA sở hữu 3 mỏ đá Núi Gió, Tân Cang 3 và Thạnh Phú 2 với tổng trữ lượng lên tới gần 15 triệu m3, có giá trị khai thác trong ít nhất 10 năm tới. Các mỏ đá của DHA đặt tại Bình Dương và Đồng Nai là các vị trí thuận lợi khi ở gần các khu vực trọng điểm kinh tế như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương; sân bay Long Thành, các tuyến cao tốc sắp được khởi công. Cơ cấu tài chính lành mạnh, công ty hiện không có nợ vay ngắn hạn và dài hạn, vốn chủ sở hữu tăng trưởng đều đặn nhờ lợi nhuận giữ lại qua các năm.

- CTCP Vinhomes (Mã VHM): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 107.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Vinhomes sở hữu quỹ đất lên đến hơn 16 nghìn ha trải dài khắp cả nước. Việc triển khai các dự án Dream City, Cổ Loa, Wonder Park Đan Phượng sẽ tạo ra dòng tiền lớn cho doanh nghiệp trong 2022. Động thái chuyển mình chung của Tập đoàn VinGroup (như sự kiện IPO Vinfast) sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực tới VHM và giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

- CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 80.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Nam Long là doanh nghiệp bất động sản có danh mục dự án chất lượng với tổng quỹ đất 681ha, các dự án đều có vị trí đắc địa nằm tại các tỉnh thành vùng ven thu hút đầu tư. Dự báo giai đoạn 2022-2025 sẽ là điểm rơi lợi nhuận của Nam Long.

- CTCP Vincom Retail (Mã: VRE): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 46.000 đ/cp

Luận điểm: Ngành BĐS cho thuê bán lẻ đang có sự trợ giúp lớn đến từ các yếu tố vĩ mô: thu nhập người dân tăng nhanh, niềm tin người tiêu dùng khả quan, cơ sở hạ tầng phát triển giúp mở rộng nhiều trung tâm thương mại tại các khu vực vùng ven. Thị trường cho thuê bán lẻ Việt Nam đang thu hút đầu tư từ Thái Lan (Big C), Nhật Bản (Aeon). VRE sở hữu thị phần lớn nhất trong ngành (68%) và có kế hoạch tăng diện tích cho thuê khoảng 25% trong 3 năm tới. Bên cạnh đó, VRE cũng được hưởng lợi từ quỹ đất lớn trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vingroup.

Chủ đề 2: Triển vọng hồi phục sau đại dịch COVID

Được kỳ vọng tạo ra dư địa cho các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp (KBC, PHR), dệt may (TNG, STK), thủy sản (VHC, FMC), cảng biển (GMD) tăng trưởng.

- TCT Đô Thị Kinh Bắc (Mã: KBC): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 70.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: KBC là công ty kinh doanh khu công nghiệp có vị thế hàng đầu miền Bắc, tập trung phát triển KCN công nghệ cao và thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn như Samsung, LG và các công ty vệ tinh. Quỹ đất KCN sẵn sàng cho thuê hiện nay lớn khoảng hơn 1.300ha. Dự kiến Quý IV và năm 2022 sẽ ghi nhận lợi nhuận từ dự án KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh (118ha) và KĐT Phúc Ninh (khoảng 6ha). Dự định sẽ chuyển nhượng 50ha bán đất Tràng Cát và thu về 10.000 – 20.000 tỷ đồng năm 2022. Tiềm năng dài hạn từ các dự án được phê duyệt (KCN Tràng Duệ 3; KCN Quang Châu;…) sẽ thúc đẩy doanh thu trong các năm tới.

- CTCP Cao su Phước Hòa (Mã: PHR): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 90.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: PHR là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trồng, khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm cao su, gỗ cao su và Khu công nghiệp. Quỹ đất KCN tiềm năng lớn tại tỉnh Bình Dương với hơn 5.600ha (nếu chuyển đổi đất cao su sang) và giá vốn thấp. Kỳ vọng tiền đền bù chuyển nhượng đất KCN VSIP 3 với giá trị 898 tỷ đồng sẽ được ghi nhận vào lợi nhuận Quý IV và năm 2022. Triển vọng dài hạn từ các dự án KCN mới.

- CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (Mã: TNG): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 43.600 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Mảng kinh doanh cốt lõi – dệt may ghi nhận doanh nghiệp vẫn liên tục tăng trưởng về công suất. Trong các năm 2022-2023, các nhà máy mới như Đồng Hỷ 2 và Đại Từ 2 cũng dự kiến đưa vào hoạt động với thêm 42 chuyền may. Mảng bất động sản dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm với diện tích 70 ha và tổng vốn đầu tư 1.130 tỷ đồng dự kiến có thể đạt được tỉ lệ lấp đầy 100% vào năm 2022, mang về doanh thu đột biến với 1100 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TNG cũng có nhiều dự án tiềm năng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ được triển khai trong tương lai.

- CTCP Sợi Thế Kỷ (Mã: STK): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 72.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Hưởng lợi từ việc chính thức áp thuế CBPG. Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu đặc biệt là Trung Quốc sẽ phục hồi. Giai đoạn 1 dự án nhà máy Unitex kỳ vọng sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động từ Q1/2023 với công suất sợi tái chế đạt 36.000 tấn/năm, tăng khoảng 60% công suất trước đó. Sợi tái chế cũng là xu hướng của ngành dệt may trong tương lai.

- CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 72.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính phục hồi mạnh mẽ. Chu kỳ giá cá tra bắt đầu phục hồi từ vùng đáy và có thể kéo dài trong 2,3 năm tiếp theo nhờ nhu cầu từ các thị trường ở mức cao. Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thủy sản đã đi qua, năm 2022 doanh nghiệp có thể tiết giảm các chi phí liên quan đến phòng chống dịch, cước vận tải.

- CTCP Thực phẩm Sao Ta (Mã: FMC): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 65.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Các hiệp định tự do thương mại sẽ hỗ trợ rất lớn giúp FMC có thể mở rộng thị phần ở các thị trường xuất khẩu chính như EU. Doanh nghiệp liên tục mở rộng vùng nuôi cũng như công suất. Hướng tới hoàn thiện chuỗi giá trị với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lược là CTCP CP Việt Nam khi doanh nghiệp này đã mua lại và sở hữu gần 25% FMC.

- CTCP GEMADEPT (Mã: GMD): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 65.000 đồng/cp

Triển vọng dài hạn tích cực: Trong quý 1/2022, GMD có kế hoạch đầu tư mở rộng 2 dự án cảng nước sâu là cảng Gemalink (+60% công suất) và giai đoạn 2 của cảng Nam Đình Vũ (+90% công suất). Đây sẽ là động lực tăng trưởng lâu dài của doanh nghiệp do 2 nhà cảng này đều rất tiềm năng và đang lấp đầy công suất ở tốc độ cao.

Chủ đề 3: Ngành ngân hàng

Ngành ngân hàng được xem là một điểm sáng của năm 2022 với kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tích cực, NIM có thể đi ngang, thu nhập dịch vụ tăng trong khi nợ xấu được kiểm soát, kèm theo là câu chuyện tăng vốn. Ba cổ phiếu được điểm tên gồm (MBB, TCB, BID).

- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank – TCB): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 65.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Chất lượng tài sản tốt cùng chiến lược đầu tư tập trung, quản trị rủi ro xuất sắc, tiên phong trong chiến lược công nghệ số. Dẫn đầu về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn Casa (49% trong Q3/2021). Việc huy động thành công khoản vay hợp vốn 800 triệu USD cũng sẽ giúp tối thiểu hóa chi phí vốn cho TCB trong thời gian tới. Kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ. Nợ xấu thấp nhất hệ thống, đạt mức 0,6% trong khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu luôn duy trì mức cao 184% (Q3/2021).

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV – Mã: BID): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 50.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Tín dụng tăng trưởng tích cực trong 2021 và kỳ vọng tiếp tục khả quan trong 2022 khi nền kinh tế dần trở về bình thường và xu hướng chuyển dịch bán lẻ đang dần được đẩy mạnh. Kỳ vọng NIM sẽ được cải thiện nhờ việc đẩy mạnh ngân hàng số. Dự kiến phát hành riêng lẻ/ chào bán ra công chúng thêm 341,5 triệu cổ phiếu. Chất lượng tài sản được cải thiện tốt khi tỷ lệ nợ xấu của BID hết Q4/2021 đã giảm mạnh. Dự phóng LNTT của BID sẽ đạt khoảng 18.000 – 20.000 tỷ đồng trong 2022.

- Ngân hàng TMCP Quân Đội (Mã: MBB): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 35.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: MBB là NHTMCP top đầu về quy mô tổng tài sản, sở hữu mạng lưới khách hàng ổn định là các doanh nghiệp quân đội cùng việc tạo dựng được một hệ sinh thái năng động đã giúp MBB đa dạng hóa sản phẩm và tận dụng được tối đa khả năng bán chéo, tăng doanh thu. Top đầu về Casa. Tiên phong đi đầu trong chiến lược công nghệ số. Chất lượng tài sản vững chắc. MBB dự định phát hành riêng lẻ tỷ lệ 1,9% cho Viettel, điều này sẽ giúp cổ phiếu MBB có lực hỗ trợ trong ngắn hạn.

Chủ đề 4: Động lực từ IPO, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước
Các cổ phiếu tiềm năng cho chủ đề này gồm NTP, BMI, VGT
hủ đề 5: Nhóm cổ phiếu tăng trưởng ổn định và giá hấp dẫn
Nhóm cổ phiếu tăng trưởng ổn định và định giá hấp dẫn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngành điện khi kỳ vọng tăng trưởng tốt trong năm tới trên mức nền thấp của 2021 và theo đà hồi phục của nền kinh tế, gồm POW, REE, QTP, MWG, FPT.

- Tổng công ty Điện lực dầu khí (Mã: POW): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 22.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Kì vọng tăng trưởng từ các dự án mới (1) Dự án NMNĐ NT3 và 4 (1.500 MW); (2) NMNĐ LNG Quảng Ninh (1.500 MW). Cơ cấu tài chính lành mạnh và dòng tiền ổn định. 2 nhà máy nhiệt điện Cà Mau sẽ chính thức tham gia thị trường phát điện cạnh tranh từ 01/01/2022.

- CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 80.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: REE định hướng đầu tư tập trung vào vào mảng điện gió. Hiện tại, REE đang sở hữu 126MW điện gió và 86 MWp ĐMT áp mái đã được hưởng mức giá phát điện ưu đãi. Doanh thu và lợi nhuận mảng cơ điện được kì vọng sẽ sớm phục hồi nhờ các hợp đồng tại khu vực miền Nam. Với mảng thủy điện, chúng tôi dự báo NMTĐ Thượng Kon Tum (220 MW) sẽ đạt được đàm phán lại giá PPA với EVN trong 2022, đưa mức giá theo hợp đồng từ 1.016 lên 1.316 Đồng/kWh trong 10 năm tới.

- CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (Mã: QTP): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 23.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Điều kiện thủy văn 2022 thuận lợi cho KQKD cả về sản lượng và giá phát điện, đặc biệt khi khu vực miền Bắc có thể thiếu nước ngay từ đầu năm tới. Điều chỉnh tăng thời gian khấu hao (từ 1800 xuống dưới 1000 tỷ/năm) giúp giá vốn giảm, biên lợi nhuận tăng và giá phát cạnh tranh. Chi phí tài chính giảm mạnh (dự kiến QTP sẽ hết nợ vay ngoại tệ trong 2023) làm giảm sự phụ thuộc của KQKD vào biến động tỷ giá và tạo dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp (2.000 tỷ) tạo điều kiện cho việc duy trì tỷ lệ cổ tức cao, từ 10 – 20%.

- CTCP Đầu tư Thế giới di động (mã: MWG): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 176.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: TGDĐ/ĐMX tiếp tục là trụ cột tăng trưởng năm 2022. Thu hút khách hàng mới từ nền tảng trực tuyến. Cải thiện chất lượng lợi nhuận tại BHX. Tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư mới qua chuỗi cửa hàng Ava.
- CTCP FPT (mã: FPT): Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 120.000 đồng/cp

Luận điểm đầu tư: Tập đoàn FPT đứng đầu mảng công nghệ trong nước và đang khai phá thị trường quốc tế với hệ sinh thái nổi bật bao gồm: Công nghệ thông tin - Viễn thông - Giáo dục.

Năm 2022, chúng tôi dự phóng LNTT tiếp tục tăng trưởng ở mức trên 20% yoy nhờ vào sự tăng trưởng của các hợp đồng ký mới ở cả 3 mảng. Mảng công nghệ dự kiến đóng góp lớn từ sự phục hồi thị trường Mỹ và APAC, các hợp đồng chuyển đổi số trong nước. Mảng viễn thông tiếp tục tăng trưởng bền vững khi số lượng thuê bao đăng ký băng thông rộng tăng 13%/năm CAGR và sự trở lại của mảng truyền hình. Mảng giáo dục, đầu tư kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trên 30% do nhu cầu học công nghệ tăng cao và các khoản đầu tư vào Base, Sendo đang trở nên hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top