[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
Ai đi qua Hà Bắc cũng phải nhận rằng sông Như Nguyệt hiền lành, êm đẹp, rất hợp với tên. Vào đời Lý, Như Nguyệt là tên sông Cầu, đoạn chảy từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu (ngã ba Xà ở thôn Như Nguyệt, Phương La Đông, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Hà Bắc) đến Phả Lại (Chí Linh, Hải Hưng) Nhưng giống như nhiều tên núi, tên sông khác của Việt Nam, Như Nguyệt cũng là tên một chiến công oanh liệt.



LÝ THƯỜNG KIỆT

Lý Thường Kiệt vốn họ Ngô tên là Tuấn, người ở làng An Xá, huyện Quảng Đức (hiện là Cơ Xá, Gia Lâm – Hà Nội). Theo sử cũ thì ông quê ở phường Thái Hòa, thành Thăng Long. Ngô Tuấn là người khôi ngô tuấn tú, thông minh, nhanh nhẹn. Là con một võ tướng, Ngô Tuấn thích nghề võ và được dạy nghề võ. Hàng ngày, Ngô Tuấn thường luyện cung kiếm bày trận đồ, đêm chong đèn đọc binh pháp. Năm 1041, lúc 23 tuổi, Ngô Tuấn được bổ vào ngạch thị vệ hầu vua, giữ chức “Hoàng môn chi hậu”. Khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi, Ngô Tuấn được rời khỏi những chức vụ trong nội cung và đưa ra giúp việc nhà vua tại triều đình. Năm 43 tuổi, Lý Thường Kiệt được Vua phong là Thái Bảo, cầm “tiết việt”, đi thanh tra các quan ở vùng Thanh - Nghệ. Kết quả năm châu, sáu huyện, ba nguồn, hai mươi bốn động miền Thanh - Nghệ đều được yên ổn. Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đi đánh Champa để yên mặt phía nam. Ngô Tuấn được cử làm tướng tiên phong, lập công lớn, vua phong Phụ Quốc Thái uý, tước Khai Quốc Công và ban cho họ Lý (do đó có tên Lý Thường Kiệt).

Thân thế và sự nghiệp của Danh tướng Lý Thường Kiệt gắn liền với trận đánh trên sông Như Nguyệt và bài thơ thần "Nam Quốc Sơn Hà".

SÔNG NHƯ NGUYỆT

Ai đi qua Hà Bắc cũng phải nhận rằng sông Như Nguyệt hiền lành, êm đẹp, rất hợp với tên. Vào đời Lý, Như Nguyệt là tên sông Cầu, đoạn chảy từ ngã ba sông Cà Lồ và sông Cầu (ngã ba Xà ở thôn Như Nguyệt, Phương La Đông, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Hà Bắc) đến Phả Lại (Chí Linh, Hải Hưng) Nhưng giống như nhiều tên núi, tên sông khác của Việt Nam, Như Nguyệt cũng là tên một chiến công oanh liệt. Bên dòng Như Nguyệt, quân dân ta đã chặn đứng cuộc tiến công của hàng chục vạn quân Tống xâm lược, giải phóng phần đất phía Bắc của Tổ quốc vừa bị chiếm đóng, đập tan âm mưu xâm lược của triều Tống.

CHIẾN THẮNG NHƯ NGUYỆT-MÙA XUÂN NĂM 1077

Sau thất bại cuối thế kỷ thứ X, nhà Tống lại cố lao vào chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Vì vậy, Lý Thường Kiệt đã chủ động đưa quân sang các cháu Ung -Khâm - Liêm phá tan âm mưu của địch, rồi rút về nước chuẩn bị sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công mới của chúng.
 Lý Thường Kiệt đã phán đoán và đánh giá đúng cuộc tiến công của địch. Kế hoạch đối phó của ông là: đánh bại cánh quân đường thủy, không cho chúng hợp quân với đường bộ; bố trí lực lượng các đội thổ binh của Phò mã Thân Cảnh Phúc và lực lượng dân binh đánh chặn địch từng bước trên các cửa ải ở biên giới, và xây dựng chiến tuyến nam sông Như Nguyệt (sông Cầu) để phòng ngự, nhằm chặn đứng cuộc tiến công của quân Tống. Tại đây, quân ta đã thiết kế lại tuyến phòng ngự dài 80km, xác định các khu phòng ngự then chốt, bố trí binh lực thành các lực lượng "trú chiến" (phòng ngự tại chỗ) và "thác chiến" (tiến công cơ động, làm nhiệm vụ phản kích, phản công).

 Đúng như ta dự đoán, ngày 8-1-1077 quân xâm lược Tống tiến vào nước ta theo hai ngả ở biên giới phía Bắc và một ngả theo đường biển Đông Bắc. Ở phía Bắc, quân địch đã bị các lực lượng thổ binh ta chặn đánh, vừa tiêu hao vừa làm trì hoãn bước tiến của chúng. Địch phải tiến quân vất vả, nhất là trước các cửa ải Quyết Lý, Chi Lăng, và đến 18-1-1077 mới đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, đóng thành hai cụm quân: cụm Quách Quỳ và cụm Triệu Tiết. Trong khi đó ở vùng biển Đông Bắc, quân thủy của ta đã Lý Kế Nguyên chỉ huy đã đánh bật về phía sau đạo quân thủy của Dương Tùng Tiên, loại hẳn lực lượng này ra ngoài vùng chiến.

 Sau khi tập trung lực lượng tiến hành trinh sát, một đêm đầu tháng 2 Quách Quỳ bắc cầu phao, tung kỵ binh vượt sông đánh vào trận địa ta. Chúng đột phá qua dải phòng ngự tiến về phía Thăng Long, nhưng lập tức bị chặn lại khi cách Thăng Long khoảng 8km. Đồng thời ta tung kỵ binh đột kích cạnh sườn, địch bị rối loạn đội hình, một phần lớn bị tiêu diệt, phần còn lại vội vã tháo chạy về phía Bắc. Đợt tiến công của địch bị đẩy lùi.

Sau đó, Quách Quỳ định mở đợt tấn công thứ hai. Nhưng vì phương tiện thiếu, lại chỉ có thể vượt sông trên hai thủy đoạn hẹp (bến Thị Cầu và bến Như Nguyệt) nên cuộc tiến công thứ hai của chúng bị thất bại. Hai lần vượt sông, hai lần thất bại thảm hại, vì thế nên tuy còn trong tay gần nguyên vẹn số quân 10 vạn, số phu 20 vạn mà Quách Quỳ không dám nghĩ đến tiến công nữa. Quách Quỳ quyết định dứt khoát phải chờ thủy binh và buồn rầu ra lệnh “Ai bàn đánh sẽ chém". Chúng bố trí thành hai tập đoàn: Quách Quỳ Ở Bắc Thị Cầu và Triệu Tiết Ở Bắc Như Nguyệt để chờ viện binh.

 Chủ lực của địch là bộ binh và kị binh đã không thể liên hệ được với thủy binh và bị chặn đứng lại trước chiến tuyến sông Như Nguyệt. Quân địch tuy chiếm được khu đông Bắc và Bắc ngạn sông Cầu nhưng đã mất thế chu động tiến công và bị hãm trong một địa bàn rất bất lợi. Đó là vùng thượng du và trung du, dân cư thưa thớt, quân Tống không thể vơ vét cướp bóc được. Lương ăn của đạo quân xâm lược hoàn toàn trông chờ vào việc vận chuyển tiếp tế bằng đường bộ của dân phu.

Quân Tống tuy thế suy lực giảm nhưng vẫn còn một số lượng khá đông. Chúng vẫn đóng trên một trận tuyến dài khoảng 30km ở bờ Bắc sông Như Nguyệt. Từ lúc chuyển sang thế tạm thời cố thủ, chúng không dám tiến công ta dù bị khiêu khích, nhưng lại có âm mưu nhử quân ta sang bờ Bắc để tiêu diệt. Chúng đã bàn tính: “nhử người tới đất mình lợi hơn mình tới đất người". Vậy nên "giả cách không phòng bị, chúng nó (chỉ quân ta) ắt tới đánh".

Trong điều kiện quân địch còn đông và lo phòng thủ như vậy nên ta không thể mở một cuộc tổng tiến công bao vây tiêu diệt toàn bộ quân địch. Lý Thường Kiệt chủ trương mở nhiều cuộc công kích để vừa có thể chia sẻ lực lượng vừa tiêu diệt được nhiều địch. Hai đối tượng chính mà Lý Thường Kiệt dự định tập trung lực lượng đánh là hai khối quân của Quách Quỳ và Triệu Tiết.

Lý Thường Kiệt cử hai hoàng tử Hoàng Chân và Chiêu Văn đem 400 chiến thuyền chở hai vạn quân từ Vạn Xuân ngược sông Như Nguyệt mở một cuộc tiến công vào doanh trại Quách Quỳ. Một đêm tháng 3, 400 chiến thuyền của quân ta ngược dòng sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào cụm quân Quách Quỳ từ hướng Đông. Vào thời gian khi đại bản doanh của Quách Quỳ bị tiến công ồ ạt, toàn bộ quân Tống ở các nơi và bản thân Triệu Tiết đang dồn sự chú ý vào mặt trận phía Quách Quỳ thì bất ngờ Lý Thường Kiệt mở trận công kích vào khối quân Triệu Tiết. Tướng, quân trở tay không kịp, bị đại bại, quân số bị tiêu diệt đến năm, sáu phần mười. Thừa thắng, từ hướng Tây Bắc, Lý Thường Kiệt kéo chủ lực vu hồi vào đạo quân Quách Quỳ cách đó 30km. Địch lại một lần nữa bị bất ngờ, phải đối phó trên hai hướng, và cuối cùng phải phá vây chạy về phía Bắc. Đạo quân cua Thân Cảnh Phúc chặn ở Chi Lăng, cận đại quân ta phía sau truy kích theo.

Một đêm, Lý Thường Kiệt cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở phía nam bờ sông Như Nguyệt, giả làm thần đọc vang bài thơ "Nam quốc sơn hà" sau này được coi như "Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên" của Việt Nam. Nhờ thế tinh thần binh sĩ thêm hăng hái. Thời cơ đến, ông tổ chức một trận quyết chiến, vượt sông đánh vào trại của giặc. Hơn một nửa số quân giặc bị tiêu diệt. Địch bị tiêu diệt đại bộ phận và buộc phải rút hết quân về nước. Sách Đại Việt sử lược đời Trần chép: lý Thường Kiệt biết quân Tống sức lực đã khốn, đang đêm vượt sông tập kích, đại phá được quân Tống, mười phần chết đến năm, sáu . Nhân dân địa phương vẫn truyền tụng nhiều chi tiết và chỉ rõ những di tích ghi lại chiến công oanh liệt này, khu vực doanh trại địch biến thành bãi chiến trường. Hàng vạn xác giặc nằm ngổn ngang khắp cánh đồng, gò đất. Nhân dân địa phương gọi là cánh đồng xác, gò xác.

Ngay lập tức, vào tháng 3 năm 1077, quân Tống rút lui trong cảnh hỗn loạn. Quách Quỳ sợ quân ta tập kích nên bí mật cho binh sĩ rút lui vào ban đêm. Tống sử đã ghi lại cảnh tượng đó như sau: “Quỳ muốn rút quân về, sợ giặc tập kích, bèn bắt quân lính khởi hành ban đêm, hàng ngũ không được chỉnh tề, tình hình hỗn loạn giẫm xéo lên nhau”.

Chiến thắng Như Nguyệt lần thứ 2 này vào cuối mùa xuân 1077. Đó là chiến thắng của trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa kết thúc chiến tranh. Lúc này, quân Tống đã ở vào cảnh thế cùng lực kiệt. Nếu còn đóng quân thì rõ ràng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Nhưng rút lui thì mất thể diện của "thiên triều'. Biết rõ ý chí xâm lược của giặc đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt liền chủ động đề nghị "giảng hòa", thực chất là mở một lối thoát cho quân Tống. Đó là chủ trương kết thúc chiến tranh mềm dẻo của Lý Thường Kiệt: "dùng biện sĩ bàn hòa, không nhọc tướng tá, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn miếu”.







Quân Tống rút đến đâu, Lý Thường Kiệt cho quân theo sát lấy lại đất đai đến đấy. Quân ta nhanh chóng thu hồi các Châu Môn, Quang Lang, Tô Mậu, Tư Lang. Riêng châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) là miền đất có nhiều tài nguyên, nhất là mỏ vàng, nên nhà Tống có âm mưu chiếm đóng lâu dài. Nhưng rồi bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết, nhà Lý cũng lấy lại được vào năm 1079.
Từ trận đột kích Ung Châu đến trận tập kích Như Nguyệt (Mai Thượng) 30 vạn lính và phu của nhà Tống bị tiêu diệt. Trong lần xuất chinh 1076 - 1077 thì mười vạn quân ra đi, khi về còn lại hơn hai vạn (23.400), tám trong số hai mươi vạn phu đã bỏ mạng. Toàn bộ chi phí chiến tranh được người nhà Tống tính ra là 5.100.000 lạng vàng.

Trận đánh trên sông Như Nguyệt nằm trong tổng thể ý đồ tác chiến chiến lược của Lý Thường Kiệt (tiến công sang đất địch - tổ chức phòng ngự chiến lược để phản công đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của chúng) là bước phát triển của nghệ thuật giữ nước, khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta đã chủ động phòng ngự, phòng ngự trong thế giặc mạnh và phòng ngự thắng lợi. Trong tác chiến, ta đã kết hợp phòng ngự chính diện với đánh địch ở phía sau, khiến địch bị tiêu hao, mỏi mệt. Sau đó nắm thời cơ, ta bất ngờ tung ra đòn phản công mạnh tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch, kết thúc chiến tranh. Cùng với các đòn tiến công sang đất địch, trận Như Nguyệt một lần nữa khẳng định cách đánh giải quyết nhanh của quân đội nhà Lý. Ở đây, lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh với giặc ngoại xâm: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hòa, mở đường cho giặc rút về nước.

Bài thơ "Nam Quốc Sơn Hà"

Đầu năm 1077, quân Tống đang đóng phía bên kia bờ sông Như Nguyệt và chuẩn bị tấn công, nhằm phá tan phòng tuyến này trước khi kéo quân về đánh Thăng Long với ý định bắt sống vua Lý Nhân Tông , thái hậu Ỷ Lan và Lý Thường Kiệt. Muốn giành lại được thế chủ động, phải đập tan đội quân tiên phong của giặc. Muốn vậy phải tìm cách lấy lại và kích động mạnh mẽ tinh thần của quân sĩ. Nhận rõ điều đó, đang đêm Khai Quốc Công Lý Thường Kiệt đã bí mật cho người vào đền thờ Trương Hống, Trương Hát nằm trong trận địa bên bờ sông Như Nguyệt đọc vang bài thơ:

Phiên âm:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.


Dịch thơ:
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành ghi rõ ở sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm,
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.


Bài sơ đã cổ vũ tinh thần đánh giặc của binh sĩ, chẳng bao lâu sau đội quân tiên phong của nhà Tống bị đập tan, chiến tuyến sông Cầu cũng mau chóng được hàn lại. Giặc từ đó bị giam chân ở bờ Bắc sông Cầu, tiến thoái lưỡng nan. Đến tháng 3/1077, chúng đã bị Khai Quốc Công Lý Thường Kiệt mở trận quyết chiến chiến lược ở Như Nguyệt, đánh cho tan tành.

Giữa lúc trận mạc hiểm nguy, sống chết cận kề mà vị tổng chỉ huy là Lý Thường Kiệt vẫn ung dung làm được bài thơ tuyệt vời này thì quả là vô cùng đặc biệt. Thơ đã tuyệt mà cách phổ biến thơ lại còn tuyệt hơn. Binh sĩ một lòng tin chắc rằng thần linh sông núi đang đứng về phía họ, sách trời cũng minh chứng cho đại nghĩa của họ, bảo họ không phấn khích làm sao được. Cơ trời huyền diệu, chỉ có thần nhân mới biết được, vậy thì thơ ấy, đọc ở thời điểm ấy, đọc ngay trong đền thờ ấy… tất cả đều hợp lẽ vô cùng. Hậu thế coi đó là bài thơ có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà, kể cũng phải lắm thay.

“Nam Quốc Sơn Hà” được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Bài thơ đã khích lệ tinh thần đánh giặc của quân sĩ Đại Việt làm nên chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Tống năm 1077./.



Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top