[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
Hôm 28/6, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa có Công văn gửi các Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương về việc chấn chỉnh hoạt động quảng cáo sản phẩm Coca-Cola vì sử dụng cụm từ “Mở lon Việt Nam” gây thiếu thẩm mỹ. 



Cái LON mà chẳng có ô
Thiếu huyền răng bảo là đồ chị em?
LON lạ thích hơn LON quen
Quan nào, hỏi thật, không thèm cái LON?





- Nếu bạn đủ trong sáng thì cái lon nước vẫn có nghĩa là cái lon nước mà thôi.







Theo tư duy về từ lon mà bà Ninh Thị Thu Hương đã nêu trên thì chúng ta dễ dàng thấy rằng từ Lôn còn nguy hiểm hơn. Bà lo xa 'hãy giả sử người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó' thì từ Lôn không cần phải thêm mũ mà chỉ cần dấu vào là đủ nghĩ bậy.



Áng văn có chữ "LÔN" được lưu truyền thiên cổ!

Trong lúc dư luận đoán già đoán non thì bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã lên tiếng giải thích từ “Lon Việt Nam” có rất nhiều vấn đề vì “hãy giả sử người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó”.
Bà Thu Hương với Cái LON gây ồn ào!

Đến đây thì chúng ta phải tự hỏi liệu bà Ninh Thị Thu Hương có nhớ dến bài học mà mọi học sinh Việt Nam lớp 8 đã từng học thuộc lòng; “Đập đá ở Côn Lôn” của nhà cách mạng Phan Châu Trinh. Nếu bà Cục trưởng Cục Văn hóa hay các độc giả chưa đọc SGK lớp 8 nên không biết bài này thì xin mạn phép chép lại bài ''Đập đá ở Côn Lôn'' có mặt trên trang 148 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 kèm theo thơ:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,


Gian nan chi kể việc con con!”




Thuần phong mỹ tục là gì?

"Thuần phong mỹ tục" là một thành ngữ Hán Việt có nghĩa khái quát: phong tục, tập quán, lối sống văn minh, tốt đẹp, lành mạnh, trong đó bao gồm hai khái niệm tương đồng thuần phong (phong tục thuần hậu, chất phác) và mỹ tục (tục lệ tốt đẹp); đó là những thói quen tốt đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo.

Đưa câu "mở lon Việt Nam" tham khảo ý kiến của nhiều nữ giảng viên trong bộ môn, người viết nhận được các ý kiến đồng nhất: ThS ngữ văn Trần Nguyên Hạnh khẳng định: "Chẳng thấy câu trên ảnh hưởng gì đến thuần phong mỹ tục cả!"; ThS văn học Huỳnh Diễm Diễm nhấn mạnh thêm: "Chữ nghĩa rõ ràng, không ẩn ý, về thuần phong mỹ tục thì câu trên không có vấn đề gì!".
Cái LON được tái chế. Cây trồng trong LON đã mở nắp!

Khi chúng tôi nêu ý kiến của bà Cục trưởng: từ "lon" đứng một mình, không gắn với từ Coca-Cola hay bia, có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa; nếu bị thêm dấu, thêm mũ trong các quảng cáo ngoài trời sẽ rất phản cảm thì ThS ngữ văn Nguyễn Tố Nga nêu cảm nhận của mình: "Tôi nghĩ ngay đến việc mở cái lon bia/ nước ngọt chứ có nghĩ gì đâu. Mình thì nghĩ thế, người quản lý thì lại thấy có chuyện, kiểu "nhạy cảm", nhìn đâu cũng thấy vấn đề không bình thường".

Từ "lon" có tội tình chi?

Tâm điểm gây xôn xao cộng đồng chính là ở từ "lon" trong slogan trên. 

Khảo cứu cuốn Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức do Trung Bắc Tân Văn ấn hành năm 1931, chúng tôi chưa thấy ghi nhận từ "lon" này, mặc dù đã thấy xuất hiện từ "bơ" với giải thích là cái vỏ hộp đựng bơ (beurre - tiếng Pháp) hay sữa bò, trong dân gian tận dụng dùng làm dụng cụ đong lường chất hạt rời như thóc, gạo, ngũ cốc...

Một số từ điển hiện hành thì giải thích "lon" là vật tròn bằng kim loại, dùng đong hay múc: cái lon, lon nước, có dung lượng bằng 1/3 lít. Ở một số vùng phương ngữ phía Bắc, "lon" được gọi là bơ/ ống bơ: nấu hai bơ gạo = nấu hai lon gạo.

Như vậy, "lon" là một vật dụng tồn tại lâu đời trong đời sống dân gian và được phản ánh trong từ điển với tư cách là một danh từ riêng biệt, định danh một sự vật cụ thể đang hiện hữu trong đời sống hiện tại, chứ không hề mang ẩn ý gì, hay gợi lên những suy tưởng thô tục, phản cảm nào cả.

Hiện nay, hầu hết các loại đồ uống như bia, nước ngọt đều được đóng trong lon, nên từ lon trở thành thông dụng trong lĩnh vực giải khát nói chung. Trong giao tiếp, mua bán người ta cũng sử dụng từ "lon" hết sức tự nhiên, như kiểu: "Bà chủ, cho tôi thêm 2 lon nữa nhé!".

"Mở lon Việt Nam" có sai ngữ pháp?

Bà Thu Hương nhận xét thêm: Cụm từ "Mở lon Việt Nam" không rõ ràng về sản phẩm, nên ghi Mở lon Coca tại Việt Nam, hoặc Chương trình mở lon Coca trong chiến dịch tại Việt Nam... "Cụm từ "lon Việt Nam" trong cụm từ "Mở lon Việt Nam" là không có nghĩa. Trong tiếng Việt không có từ lon Việt Nam". Vậy vấn đề gây lăn tăn cho Cục phải chăng nằm ở sự kết hợp giữa chữ lon và chữ Việt Nam - tên một quốc gia?

Thực ra, slogan không nhất thiết phải nêu tỉ mỉ, chi tiết đặc điểm, tính chất của sản phẩm, mà là một khẩu hiệu ngắn gọn chứa đựng thông điệp cần nêu, có âm điệu phù hợp. Cách khác, slogan là "khẩu hiệu tiếp thị" của các doanh nghiệp, thường được sáng tạo dựa trên các phương thức tu từ như điệp âm, chơi chữ mang tính liên tưởng, ẩn dụ, sao cho khách hàng chóng nhớ, lâu quên.

Về ngữ pháp, slogan thường phải là câu rút gọn, câu đặc biệt; có thể lược bớt hầu hết các thành phần câu sao cho ngắn gọn, súc tích trong khoảng 3-5 từ, mà mang được đầy đủ thông điệp về thương hiệu - là tiêu chí hàng đầu của mọi slogan.







Từ “lon” đứng một mình có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa và sẽ không trong sáng nếu có người bỏ dấu vào...

Với báo chí, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương đã giải thích thêm về nguy cơ thêm dấu vào từ “lon” như vậy. Còn trong công văn chính thức của Cục, Coca-Cola Việt Nam bị cáo buộc hai lỗi: Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam; nội dung quảng cáo không bảo đảm sự rõ ràng.

Tức thì lý do trái thuần phong mỹ tục theo cách cắt nghĩa trên của nữ cục trưởng đã làm rất nhiều người ớ ra. Bởi lẽ trước đó có thể nhiều người thấy cấu trúc của nó không đúng kiểu tiếng Việt, không có nghĩa chứ không ai thấy bậy bạ.

Do “lon” là dụng cụ bằng kim loại đựng thực phẩm nên nào giờ chỉ ghép với các loại thực phẩm hoặc với thương hiệu cho dễ nhận diện như lon gạo, lon bia, lon Coca… Thành thử, dù đoán được ý tứ chỉ có thể là mở nắp lon thì vẫn thấy việc để tên đất nước liền sau “lon” là một kết hợp chệch chuẩn, tối nghĩa. Chỉ vậy thôi chứ khi cụm từ có dấu hỏi, nặng đầy đủ để mỗi từ, trong đó có “lon” đều được hiểu theo đúng nghĩa của nó, can chi tự suy thêm dấu méo mó vào làm gì!

Giờ với lý giải của nữ cục trưởng, nhiều người mới “à há” trước cái gọi là sự phản cảm của từ mà rất có thể nó nằm hoàn toàn ngoài suy nghĩ của số đông. Và thế là “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt” được dịp chia dư luận thành hai phe đối nhau.

Người đồng thuận với lý lẽ của nữ cục trưởng vì thiếu gì từ mà dùng chi từ “lon”; đặt vậy là thiếu tôn trọng quốc gia; cấm là quá phải… Người chê trách bà đã vẽ rắn thêm chân vì thiệt ra cái lon là cái lon; từ “lon” tội gì mà nói vi phạm thuần phong mỹ tục…

Mà đúng là bản thân từ “lon” không có tội tình gì thiệt khi đứng một mình hay khi đứng chung với từ khác nếu thẳng thớm xem xét, phải không bà cục trưởng?

Xét thêm về pháp lý, với “Mở lon Việt Nam” (lon Việt Nam là lon gì?), Cục Văn hóa cơ sở sẽ rất dễ dàng dựa theo khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo để bắt lỗi (và chắc ai nấy đều đồng ý) là Coca-Cola Việt Nam đã không tạo được sự rõ ràng trong nội dung quảng cáo.

Ngược lại, trong việc cho là cụm từ đã vi phạm thuần phong mỹ tục, xin được hỏi lại nữ cục trưởng đã tựa vào những căn cứ cụ thể nào để bảo đảm doanh nghiệp và mọi người đều phải có cách xác định giống như bà?

Phải nói ngay “thuần phong mỹ tục” là gì thì ai cũng hiểu khái niệm. Thế nhưng để xác định hành vi nào, như thế nào là “trái với thuần phong mỹ tục” nhằm có cơ sở chế tài thì nào giờ không có đáp số chung.

Dù liên tiếp ra các yêu cầu như “phải phù hợp với thuần phong mỹ tục”, “cấm trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức” nhưng Luật Quảng cáo và nhiều văn bản khác đã không kèm theo định nghĩa, không quy định chi tiết, không hướng dẫn thêm tiêu chí khách quan. Hệ lụy là người dân không thể hiểu rõ các nội dung quy định của luật để chủ động không vi phạm và trong nhiều trường hợp vi phạm đã được xác định theo cách nghĩ của các nhà quản lý.

Kiểu diễn giải “lon” có thể bị thêm mũ, thêm dấu… của nữ cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở để qua đó quy kết Coca-Cola Việt Nam đã “quảng cáo trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam” chính là đơn cử mới nhất cho vấn nạn này. Sự tùy tiện, lạm quyền dễ dẫn đến những xung đột giữa người vi phạm, dư luận với các cơ quan chức năng cũng từ những suy diễn không thể chấp nhận như thế mà ra.

Coca-Cola Việt Nam hiện đã sửa “Mở lon Việt Nam” thành “Cơ hội trúng vàng mỗi ngày” cho rõ nghĩa và cũng để mau chóng khép lại các tranh cãi. Song sự mù mờ trừu tượng của luật cùng những lý giải lệch lạc là nguyên nhân của những cáo buộc nặng tính chủ quan, thiếu thuyết phục thì vẫn còn nguyên đó và tất nhiên là hết sức nguy hiểm.


Cái lon mình ngộ quá, chị em ơi…

Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), cho rằng từ “Lon Việt Nam” có rất nhiều vấn đề vì “hãy giả sử người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó”.
Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), cho rằng từ “Lon Việt Nam” có rất nhiều vấn đề vì “hãy giả sử người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó”.
A) Có người bạn tên Đức. Anh em thêm chữ Cớp thành danh Đức Cớp

Có người bạn tên Liêm. Anh em thêm chữ Chồn thành danh Liêm Chồn

Có người bạn tên Thái. Anh em thêm chữ Dúi thành danh Thái Dúi

Vậy có nên phạt Cha Mẹ mấy người đó vì đặt tên con “có rất nhiều vấn đề” vì bạn bè có thể chơi chữ nói lái không?

Tên phụ nữ thường có chữ lót là Thu. Nếu “giả sử người ta” thay chữ đứng sau chữ Thu bằng chữ Cúc, thì tên đổi thành Thu Cúc, nói lái có tục không?

Lại thường thấy tên với chữ lót là Ngọc. Nếu “giả sử người ta” thay chữ đứng sau chữ Ngọc bằng chữ Hành, thì tên đổi thành Ngọc Hành, là từ Hán Việt, có nghĩa tục không?

Vậy có nên bắt các người tên có chữ lót Thu, Ngọc phải bỏ chữ Thu, chữ Ngọc không?

Có nên cấm tên trái “Măng Cụt” không? Có nên cấm các từ như “đạo cụ” không? Có nên cấm tất cả các từ bắt đầu bằng phụ âm L, phụ âm C, hay có âm ỒN, ẶC, U... không? Bởi vì tay nói lái giỏi nào cũng lái thành tục tĩu được hết!

Ai nghĩ ra chuyện cấm chuyện bỏ này có bị coi là “hâm” không?

B) Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), cho rằng từ “Lon Việt Nam” có rất nhiều vấn đề vì “hãy giả sử người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó”. Cho dù có người cố ý thêm dấu, thêm mũ như thế, và giả sử điều đó có tác dụng tai hại đáng kể, thì người thêm dấu thêm mũ có lỗi hay người đặt ra từ “Lon Việt Nam” có lỗi? Các tên Đức, Liêm, Thái là những cái tên đẹp mà Cha Mẹ muốn đặt cho con là đương nhiên có quyền đặt mà không kẻ nào có quyền cấm.

C) Từ đó mà vấn đề quan trọng hơn nhiều được nêu lên dưới dây: một người Cục trưởng có quyền cấm, phạt ai đó vì lý do như vậy không?

Thứ nhất: người đặt tên không có lỗi, sao có thể cấm người ta?

Thứ hai: muốn cấm, muốn phạt ai phải có chứng cớ phạm tội rõ ràng. Không thể nói người đặt tên “có ý đồ không tốt” hay “tạo cơ hội” cho các việc “giả sử” có thể xảy ra. Đó có phải là những lý do hàm hồ, gán ép?

Nếu người có quyền có thể cấm người khác vì những lý do hàm hồ thì phải chăng kẻ có quyền nào cũng có thể lạm quyền, nhũng nhiễu? Người dân yếu thế ngày càng trở nên dễ bị ức hiếp? Các doanh nghiệp càng dễ bị nhũng nhiễu, vòi vĩnh? Đối thủ cạnh tranh càng dễ bị chụp mũ, vô tù? Rốt lại ai cũng có thể vô tù vì suy diễn của một người khác?

Lê Học Lãnh Vân
Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top