Lời thơ đẹp, chất thơ trong trẻo, trẻ trung; sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp miêu tả-biểu cảm, tự sự- nghị luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Bài thơ chứa đựng một triết lí sâu sắc: Những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một bình hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
Phân tích bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt)
Bài làm
Bằng Việt thuộc thế hệ trưởng thành trong thòi kì kháng chiến
chống Mĩ. Thơ Bằng Việt mượt mà, trong trẻo, khai thác những kỉ niệm và mơ ước
của tuổi trẻ. Bài thơ “Bếp lửa” được bằng Việt sáng tác năm 1963, khi ấy tcá
giả là ính viên đang du học tại Liên Xô. Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu
cảm với miêu tả, giữu tự sự và bình luận, bài thơ gợi lại những kỉ niệm về
người bà và tình bà cháu vừa sâu sắc thấm thía, vừa rất quen thuộc với mọi
người; đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọgn và biết ơn của ngừoi cháu
đối với bà và cũng là đối với gia đinh, quê hương, đất nước.
Mạch cảm xúc của bài thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ
niệm đến suy ngẫm. Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi lại những kỉ
niệm tuổi thơ sống bên bà làm hiện lên hình ảnh bà và tình yêu thương bà dành
cho cháu, từ kỉ niệm tuổi thơ, người cháu suy ngẫm về cuộc đời bà và cuối cùng
người cháu dửi niềm mong nhớ về bà.
Mở đầu bài thơ là sự hồi tưởng của tác giả về bà và tình bà cháu
được khơi gợi qua hình ảnh bếp lửa:
“Một bếp lửa…….
………………biết mấy nắng mưa”
“Bếp lửa chờn vờn sương sớm” mà một hình ảnh rất quen thuộc
trong mỗi gia đình từ muôn đời nay. Bếp lửa nồng đượcm ấy mang tình thương che
chờ, “ấp iu” của bà. Từ láy “ấp iu” gợi bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng
chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bép cụ thể.
Bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua “biết mấy nắng mưa”,
nghèo khổ, vất vả. Nghĩ về bếp lửa, nghĩ về bà mà người cháu thương bà khôn
xiết.
Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời thơ ấu bên người bà. Tuổi thơ
ấy có nhiều gian khổ, thiếu thống nhọc nhằn:
“Lên bốn tuổi…………………
…………sống mũi còn cay”
Đó là những năm tháng tuổi thơ có bóng đen ghê rợn của nạn đói
năm 1945, có mối lo giặc đốt phá xóm làng: “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”,
có những hoàn cảnh chung của các gia đình VN:
“Mẹ cùng cha công tác bận ko vè
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
Trong chiến tranh, mẹ và cha bận công tác xa nhà, cháu sống
trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà. Các từ ngữ “bà bảo”, “bà dạy”, “bà chăm” đã
diễn tả một cách sâu sắc tấm lòng đôn hậu, tình thương bao la, sự chăm chút của
bà đối với đứa cháu nhỏ. “Bà” và “cháu” được điẹp lại bốn lần gợi tả tình bà cháu
quán quýt yêu thương.
Được sống trong tình thương là hạnh phúc. Người cháu trong bài
thơ tuy phải sóng xa cha mẹ nhưng em thật hạnh phúc khi được sống trong vòng
tay yêu thương, che chở của bà. Vì thế, cháu mới cảm nhận một cách nồng hậu:
“Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”
Đoạn thơ tiếp thao, 10 câu đã tô đậm thêm phẩm chất cao quí của
ngưòi bà kính yêu:
“Năm giặc đốt làng ………..
………….dai dẳng”
Bà là chỗ dựa vững chắc cho cháu. Sống trong những năm dài chiến
tranh, khi “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”, được sự “đỡ đàn” của bà con làng
xóm, hai bà cháu “dựng lại túp lều tranh”; thế nhưng bà vẫn luôn vững lòng
trước thử thách.
Từ “bếp lửa”, người cháu nghĩ về “ngọn lửa”. “Bếp lửa” bà nhen
sớm sớm chiều chiều đã sứng bừng lên ngọn lửa bát diệt, ngọn lửa của tình yêu
thương “luôn ủ sẵn”, ngọn lửa của niềm tin “dai dẵn”. Kỉ niệm về bà và những
năm tháng tuôie thơ luôn gắn liền với hình ảnh bếo lửa. Bếplửa hiện diện như
tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đầy chi chút của bà dành
cho cháu.
Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu gợi một liên tưởng
khác- tiếng chim tu hú:
“Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
Tiếng chim quen thuọoc của đồng quê mỗi độ hè về, tiếng chim như
giục giã, như khắc khoải một điều gì đó da diết lắm, khiến lòng người trỗi dậy
những hoài niệm nhớ mong.
Từ những kỉ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy
ngẫm về cuộc đời bà:
“Lận đận đời bà…….
…………………..thói quen dậy sớm”
Cuộc đời của bà nhiều “lận đận”, trải qua nhiều “nắng mưa”, vất
vả. Bà cần mẫn lo toan, chịu thương, chịu khó, thức khuya dậy sớm vì bát cơm
manh áo của con cháu trong gia đình. Vần thơ chứa đựng bao nghĩa nặng tình sâu
với lòng biết hơn, kính trọgn bà sâu sắc.
Bà đã nhóm bếp lửa suốt cuộc đời, đã trải qua mấy nắng mưa “mấy
chục năm rồi”. Bà không chỉ nhóm bép lửa bằng đôi tay già nua, gầy gụôc mà bằng
cả tấm lòng đôn hậu “ấp iu nòng đượm” của bà:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
….
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
Điệp ngữ “nhóm đan kết với những chi tiết chân thực, biểu hiện
một tấm lòng. Vị ngọt bùi của khoai sắn, hương vị ngọt ngào của nồi xôi gạo mới
đều do bàn tay tần tảo của bà “nhóm” nên. Bà đã nhen nhóm, nuôi dưỡng trong
lòng con cháu bao “niềm yêu thương”, bao ước mơ hoài bão. Tâm hồn và khát vọng
của tuôit thơ đã sáng bừng lên từ ngọn lửa của bà. Cảm xúc dồn nén bỗng ùa ra,
tuôn trào:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa”
Bốn câu cuối kết thúc bài thơ thể hiện một cảnh đằm thắm. Đó
chính là tình cảm thương nhớ, lòng kính yêu và biết ơn của người cháu nay đã
trưởng thành và đã đi xa:
“Giờ cháu đã đi xa…..
………………nhóm bếp lên chưa?”
Ngươờ cháu năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa, đã
được làm quen với những khung trời rộng lớn, những niềm vui được mở rộng ở chân
trời xa. “Có khói………trăm ngả” nhưng vẫn ko thể nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm
lòng đùm bọc, ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy trở thành kỷ niệm ấm lòng, thành niềm
tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên suốt đoạn đường dài.
“Bếp lửa” là bài thơ hay và độc đáo. Lời thơ đẹp, chất thơ trong
trẻo, trẻ trung; sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa mang ý nghĩa biểu tượng, kết hợp
miêu tả-biểu cảm, tự sự- nghị luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với
cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Bài thơ chứa đựng một triết lí sâu sắc: Những gì
thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người
suốt hành trình dài của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là
một bình hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương và
đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
Liên quan
Ngữ văn, Ngữ văn 9, Kiến thức, Kiến thức THCS, Lớp 9,
#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment