Câu 3
(4,0đ)
|
1. Yêu cầu về hình thức và kĩ năng
- Biết cách làm bài
văn nghị luận văn học( đoạn thơ) bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một
cách logic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận,không
mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Cần đạt những kĩ
năng về cắt nghĩa, phân tích, chứng minh...
- Có kĩ năng nhận
xét, đánh giá sự việc qua những liên hệ, tự rút ra bài học cho bản thân theo
vấn đề nghị luận.
2. Yêu cầu về kiến thức
-
HS hiểu và viết theo nhiều cách song phải bám sát văn bản để làm sáng tỏ luận
đề :
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Chính Hữu:
+ Là nhà thơ tiêu biểu của thơ ca chống Pháp.
+ Sáng tác chủ yếu tập trung vào hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng
chiến. Đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với
hậu phương.
+ Phong cách thơ: Bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa
sâu lắng, hàm súc.
- Giới thiệu bài thơ:
+ Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp.
+ Bài thơ nói về
tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng.
Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ
đội cụ Hồ thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
-
Trích dẫn đoạn trích
b. Thân bài
-
Làm rõ các luận điểm cơ bản sau :
2. Thân bài:
Cần bảo đảm các ý sau
Đoạn thơ diễn tả những biểu
hiện cụ thể về vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội.
LĐ 1:
Đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau:
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
Đó là tình tri kỷ, hiểu bạn như hiểu mình và
còn vì mình là người trong cuộc, người cùng cảnh ngộ. Với người nông dân,
ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ; họ luôn gắn
bó, giữ gìn và chắt bóp cho những gì mình có. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để
ra đi đánh giặc. Câu thơ “Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay” hết sức tạo hình
và biểu cảm. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi biết người thân ở
lại trống trải nhưng cũng “mặc kệ” thì đó quả là sự hy sinh lớn lao và đó
cũng là quyết ra đi mà không dửng dưng vô tình. Các anh hiểu rõ lòng nhau và
còn hiểu rõ nỗi niềm người thân của nhau ở hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ
người ra lính”, “Giếng nước”, “gốc đa” là hình ảnh hoán dụ gợi về quê hương,
về người thân nơi hậu phương của người lính. Như vậy, câu thơ nói quê hương
nhớ người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà, nỗi nhớ hai chiều ngày
càng da diết. Vậy là người lính đã chia sẻ vớinhau mọi tâm tư, nỗi niềm, chia
sẻ cả những chuyện thầm kín, riêng tư nhất. Họ cùng sống với nhau trong kỷ
niệm, trong nỗi nhớ và vượt lên trên nỗi nhớ.
-LĐ 2:Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm
vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi quê nhà mà họ còn chia sẻ những
gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính
“Tôi với anh biết từng cơn óm lạnh
Sốt run
người vầng trán ướt mồ hôi”
Họ đã
nhìn thấu và thương nhau từ những chi tiết nhỏ của đời sống, cùng chịu bệnh
tật và những cơn sốt rét rừng ghê gớm mà hầu như người lính nào cũng phải
trải qua. Họ cùng thiếu, cùng rách. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta
trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.
- Những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực
nhưng cô đọng và gợi cảm biết bao -> diễn ta sâu sắc sự gắn bó đồng cam
cộng khổ của các anh, giúp vượt qua mọi thiếu thốn gian truân, cục nhọc của
đời lính.
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”
Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi,
đối ứng nhau (trong từng cặp câu và từng câu). Đáng chú ý là người lính bao
giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng
xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình
cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình. Chính tình
đồng đội đã làm ấm lòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và
vượt lên trên buốt giá.
- Họ quên mình đi để động viên nhau, truyền
cho nhau hơi ấm: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đây là một cử chỉ rất cảm
động chứa chan tình cảm chân thành. Nó không phải cái bắt tay thông thường mà
là hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt lên buốt
giá, những bàn tay như biết nói. Và đó không phải sự gắn bó bất chợt mà là sự
gắn bó trong chiến đấu, đồng cam cộng khổ khiến tình đồng chí thêm sâu dày để
đi tới chiều cao: cùng sống chết cho lý tưởng. Trong suốt cuộc kháng chiến
trường kỳ đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của
sự sống và tâm hồn người chiến sĩ để trở thành những kỷ niệm không bao giờ
quên.
Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu
nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.
-> Bài thơ “Đồng chí” không rực rỡ chiến
công mà rực rỡ tình đồng đội ấm nồng khiến họ có thể sống và làm nên bao
chiến công hiển hách.
3. Kết
bài:
- Khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ
- Tác động của bài thơ, đoạn thơ với cảm xúc
và suy nghĩ của người đọc
4. Sáng tạo
Những bài viết có nhiều
sáng tạo trong cách suy nghĩ đánh giá trình bày thể hiện cảm nhận phong phú, mới mẻ thuyết phục và lôi cuốn.
|
(0,75)
0,25đ
0,25 đ
0,25đ
(3,25 đ)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
|
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment