2. Yêu cầu
về kiến thức
(3,5 điểm)
|
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau, nhưng bài viết cần đảm bảo các ý cơ bản sau
Mở bài
-
Giới thiệu tác giả Bằng Việt, bài thơ "Bếp lửa".
- Giới thiệu vị trí và cảm
xúc của đoạn thơ
Thân
bài
1.
Nêu mạch cảm xúc của toàn bài và giới thiệu đoạn thơ
2. Lần lượt trình bày cảm nhận nhận của
bản thân về đoạn thơ
a/ Hình ảnh bếp lửa đã
khơi nguồn dòng hồi tưởng, cảm xúc của người cháu về người bà thân yêu.
Một bếp lửa
chờn vờn sương sớm.
Một bếp lửa
ấp iu nồng đượm.
- Bếp lửa: hình ảnh gần gũi thân thuộc
trong mỗi một gia đình Việt Nam
từ bao đời- biểu tượng cho quê hương, xứ xở….
+ Điệp từ “một bếp
lửa” được nhắc lại hai lần, trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu
sâu lắng, khẳng định hình ảnh“bếp lửa” như một dấu ấn không bao giờ phai mờ
trong tâm tưởng của nhà thơ.
- Hình ảnh bếp lửa thật
ấm áp giữa cái lạnh chờn vờn “sương sớm”,thật thân thương với bao tình
cảm “ấp iu nồng đượm”.
+ Từ láy“chờn
vờn” rất thực như gợi nhớ, gợi thương đến dáng hình bập bùng, chập chờn
của ngọn lửa trong kí ức.
+ Từ ghép “ấp
iu” rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể vừa gợi bàn tay kiên
nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa( của b)
b/ Rất tự nhiên, hình ảnh bếp lửa đã làm trỗi
dậy tình yêu thương: “Cháu thương bà
biết mấy nắng mưa”.
- "Thương": bộc
lộ trực tiếp tình yêu, thương những nỗi vất vả của bà.
- Cụm từ "Biết mấy nắng
mưa" vừa mang vét nghĩa tả thực, vừa mang nét nghĩa ẩn dụ: gợi vòng thời
gian, vừa gợi những vất vả mà bà đã trải qua và còn là tình cảm sâu sắc , vẹn nguyên của người
cháu dành cho bà dù có trải qua bao nhiêu thời gian
- Tình thương tràn đầy của cháu đã được bộc lộ một cách
trực tiếp và giản dị. Đằng sau sự giản dị ấy là cả một tấm lòng, một sự thấu
hiểu đến tận cùng những vất vả, nhọc nhằn, lam lũ của đời bà.
=>Ba câu thơ mở đầu đã diễn tả cảm
xúc đang dâng lên cùng với những kí ức, hồi tưởng của tác giả về bếp lửa, về
bà, là sự khái quát tình cảm của người cháu với cuộc đời lam lũ của người bà.
3. Đánh giá chung về nghệ thuật
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm
và miêu tả.
- cách lựa chon hình ảnh thơ gần gũi giàu tính
biểu tượng gợi liên tưởng sâu xa kết hợp Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành bồi hồi giầu chất suy
tưởng, sử dụng từ ngữ linh hoạt ,đoạn thơ trên đã thể hiện những tình
cảm thật ấm áp, sự xúc động sâu sắc
của tác giả về hình ảnh bếp lửa quê hương và tình cảm dành cho bà /
Kết bài:
- Khẳng định lại nội dung của đoạn thơ
trong tác phẩm
- Đánh giá sự đóng góp của tác phẩm , của tác giả với nền
thơ ca Việt Nam
-
Liên hệ cuả bản thân về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
|
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
|
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment