👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
Tình ở đây không phải là chữ tình với nghĩa hẹp thuần tuý là tình yêu giữa nam và nữ mà là tình cảm rộng lớn, đó là tình đời, tình người, là đời sống tinh thần của con người.
Ở mức độ nào đó, chữ tình ở đây cũng chính là chữ tâm - tấm lòng mà Nguyễn Du nói đến trong tác phẩm. “Chữ tâm này một mặt mang nội dung trung, hiếu, tiết, nghĩa, trinh, lễ, trong hệ thống đạo đức phong kiến đương thời, nhưng mặt chủ yếu hơn tâm là tâm tình, nhân tình bao gồm tình cảm thương thân, thương người, thương tài, những biểu hiện của ý thức cá nhân” (3).
Trước hết, ta nói đến những quan hệ của Thuý Kiều với người và cảnh trong thế giới Truyện Kiều. Hay nói cách khác, từ cách nhìn bao quát tác phẩm, xem tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật, ta quy chiếu nhân vật Kiều vào trong những quan hệ, những tình cảm cụ thể. Đúng như Mác từng nói “con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, con người luôn sống trong nhiều mối quan hệ với môi trường xã hội. Văn học lại có chức năng phản ánh hiện thực chính vì vậy khi xây dựng nhân vật người nghệ sĩ không thể không tạo nên một “bầu khí quyển” quan hệ bao quanh nhân vật. Tác phẩm Truyện Kiều có nội dung hiện thực phong phú và sâu sắc cũng chính là nhờ một phần không nhỏ vào những mối quan hệ được tạo nên trong tác phẩm. Thuý Kiều là nhân vật trung tâm của tác phẩm, bởi thế Kiều cũng là trung tâm của hầu hết các mối quan hệ trong Truyện Kiều. Mối quan hệ này không những là một yếu tố quan trọng trong cách thức, phương pháp sáng tạo tác phẩm mà còn chứa đựng nội dung tư tưởng tác phẩm, thế giới quan của nhà văn và cả một thời đại xã hội mà nhà văn sống và sáng tác.
Đại thể, ta có thể tạm gọi tên các thứ tình của Thuý Kiều như sau:
1. Thứ tình đối với người tài sắc bạc mệnh (mà sau này Thuý Kiều trở thành người cùng hội cùng thuyền): Đạm Tiên. Trong tiết thanh minh, sau cuộc du xuân đang trên đường về nhà, khi thấy một nấm mồ quạnh quẽ:
Sè sè nắm đất bên đường,
Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.
Thuý Kiều đã động lòng trắc ẩn:
Rằng: Sao trong tiết thanh minh,
Mà đây hương khói vắng tanh thế à?
Sau khi nghe Vương Quan kể chuyện Đạm Tiên, nàng khóc và thốt lên ai oán một cảm nhận khái quát:
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Không những thế nàng còn làm thơ, còn “mê mẩn tâm thần” trước mộ người con gái sắc nước hương trời bất hạnh đó. Đạm Tiên là người báo mộng cho Kiều biết trước những đoạn đời nàng phải trải qua.
2. Thứ tình đối với gia đình: Từ sau cuộc du xuân về, nhất là sau khi được Đạm Tiên báo mộng, tình cảm của Thuý Kiều được thể hiện rất rõ: Nào là lời giãi bày Dưỡng sinh đòi nợ tóc tơ chưa đền với mẹ, nào là quyết dứt chữ tình bán mình đi để chuộc cha và em trai, nào là trao duyên cho em gái rồi sau này rơi vào những chốn đoạn trường vẫn không nguôi nghĩ về gia đình
3. Thứ tình đối với người tình: Đó là tình cảm trong sáng, chân thành, say đắm với Kim Trọng, với cử chỉ “ghé theo” khi “khách đà lên ngựa”, với hành động
4. Thứ tình đối với ân nhân và kẻ thù: Đối với ân nhân Kiều là người sống có trước có sau, ân nghĩa trọn vẹn, nàng tìm cách để báo đáp (với Giác Duyên), còn đối với những kẻ đã gây bao sóng gió, tìm cách vùi dập cuộc đời Kiều (Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Hà, Bạc Hạnh, Hoạn Thư…) thì nàng căm giận và tìm cách trừng trị đích đáng. Điều này thể hiện rõ trong đoạn Kiều báo ân báo oán.
5. Thứ tình đối với thiên nhiên: Trong tác phẩm, thiên nhiên luôn là nơi gửi gắm tâm tình, suy tư của Thuý Kiều, là người bạn đồng hành với Kiều trên mọi nẻo đời: Đó là khung cảnh thiên nhiên trong sáng, nên thơ trong tiết thanh minh với mối tình đầu chớm nở. Đó là khung cảnh vắng lặng, mênh mông, bốn bề bát ngát xa trông với nỗi nhớ thương người thân da diết và nỗi cô độc, lo sợ trước tương lai mờ mịt khi ở lầu Ngưng Bích. Đó là khung cảnh biệt ly chất chứa đầy nỗi niềm với dự cảm xa xót khi phải chia tay với chàng Thúc Sinh… Thiên nhiên dường như có sự đồng điệu rất lớn với tâm trạng Kiều, với cuộc đời Kiều:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.
Tóm lại trong Truyện Kiều hình ảnh thiên nhiên luôn gắn liền với những cung bậc cảm xúc trong tâm hồn Kiều, gắn liền với những bước đổi thay trong cuộc đời Kiều.
Song điều quan trọng là qua những thứ tình cảm này ta thấy được một đặc điểm nổi bật của nhân vật Thuý Kiều là con người luôn sẵn mối thương tâm, là con người luôn gánh nặng một chữ tình. Điều này chính Nguyễn Du đã nói trong tác phẩm qua lời một nhà sư:
Thuý Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Cho nên những chốn thong dong,
ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.
Thuý Kiều luôn “khư khư” ôm lấy “chữ tình”, vì nàng là một người giàu tình cảm, chỉ biết hy sinh bản thân mình, chỉ biết lo lắng đến người khác mà nàng phải chịu nhiều nỗi đoạn trường éo le của số phận. Và cuối cùng Kiều đã trở thành một tấm gương oan khổ, tập trung mọi nỗi đau của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chữ tình của Thuý Kiều là chữ tình biểu hiện một phức hợp tâm lý trong lòng Kiều với nhiều nỗi niềm, nhiều trăn trở và nhiều bão tố. Chính vì thế mà Phan Ngọc đã rất có lý khi cho rằng: “Truyện Kiều là quyển sách một ngàn tâm trạng” (4), “là tiểu thuyết phân tích tâm lý” (5), mà chỉ riêng đối với Thuý Kiều ta cũng thấy rõ điều đó. Rõ ràng Nguyễn Du tập trung thể hiện ở Kiều con người nhân tính phổ biến” (6).
Bên cạnh đó mối quan hệ giữa chữ tình và nàng Kiều còn được thể hiện trong cảm tình đặc biệt mà Nguyễn Du dành cho nhân vật trung tâm của tác phẩm, tình cảm đó được thể hiện qua những biểu hiện của hình tượng người kể chuyện. Hình tượng người kể chuyện là sự biểu hiện của cái tôi thứ hai của tác giả, thể hiện quan niệm, cách nhìn, cách đánh giá của tác giả trao cho. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã dành tình cảm quý mến, trân trọng, xót thương và cả thái độ phê phán nữa cho Thuý Kiều -một người con gái tài, sắc, giàu tình cảm nhưng bạc mệnh. Ông nguyền rủa:
Chém cha cái số má đào,
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi.
Ông kêu lên đau đớn não lòng:
Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Chính trong mối quan hệ này, ta thấy hiện lên hình bóng tác giả. Đó là một con người nặng tình với cuộc đời, với con người, luôn luôn quý trọng con người, đề cao con người, nhất là những phụ nữ có đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp nhưng bất hạnh -một con người có tấm lòng nhân đạo bao la: “Có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân). Điều đó là đáng quý, là điểm tiến bộ, song đồng thời còn bộc lộ những điểm hạn chế trong thế giới quan, nhân sinh quan của nhà thơ. Đó là tư tưởng bi quan, yếm thế, duy tâm khi tác giả thông qua lời nhà sư phát biểu: Tu là cõi phúc, tình là dây oan. Điều này thể hiện sự ảnh hưởng của “những ràng buộc mỹ học đương thời” với ông như nhà nghiên cứu Lê Đình Kỵ nhận xét.
Nổi bật trong tác phẩm là chữ tình, chữ tâm -một trong những yếu tố quan trọng thể biện tư tưởng chủ đề tác phẩm. Mở đầu tác phẩm là chữ mệnh:
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Kết thúc tác phẩm là tài-tâm:
Thiện căn là tại lòng ta,
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Đoạn nhà sư nói về Thuý Kiều mở đầu là nói về mối quan hệ giữa sắc tài -số phận:
Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
Còn phần sau là nói về mối quan hệ giữa tình và mệnh:
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.
Cho nên những chốn thong dong,
ở không yên ổn, ngồi không vững vàng.
Từ đó, ta có thể thấy ở đây không chỉ là câu chuyện “tài mệnh tương đố” như Phan Ngọc và nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định mà còn là câu chuyện về chữ tâm, về chữ tình. Đúng như nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Tài không phải là lý do chủ yếu của truyện. Lý do đó là chữ tâm, cũng tức là cái tình, tấm lòng của nhân vật chính (…)và thực sự đó là tiểu thuyết về chữ tâm”v (6). “Truyện Kiều trước sau vẫn là câu chuyện tấm lòng trong cơn dâu bể” (7). Chính vì vậy nguyên tắc cao nhất để các nhân vật đối đãi với nhau là tấm lòng. Bởi vì: “Nếu như chủ đề của truyện chỉ là “tài mệnh tương đố” thì không nhất thiết phải khổ công để nhân vật ngồi một mình và tập trung khắc họa tâm lý làm gì. Chủ đề đích thực tương ứng với hệ thống nghệ thuật” (8).
Do chủ đề tư tưởng chi phối mà hình thức nghệ thuật tác phẩm có những điểm tương ứng. Trong tác phẩm xuất hiện nhiều chữ lòng, một “thế giới” đề cao tấm lòng. Không chỉ xuất hiện ở những nhân vật có đạo đức mà còn xuất hiện ở cả những nhân vật độc ác, hờ hững, nông cạn (ý của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử). Điểm nhìn trần thuật của tác giả hầu hết là nhập thân vào nhân vật, trọng tâm trần thuật là thế giới tấm lòng của nhân vật, chứ không phải sự kiện bên ngoài. Ông dùng các thủ pháp trữ tình để miêu tả tình cảm nhân vật, tạo ra trong truyện một “môi trường trữ tình lớn”. Và điều đáng chú ý ở đây còn là ở chỗ: Tác giả dựa vào mối quan hệ của Thuý Kiều với các nhân vật khác mà phân chia ra hai tuyến nhân vật chính diện và phản diện tạo thành hai thế lực đối kháng trong Truyện Kiều. ở tác phẩm này ngòi bút tác giả cũng chủ yếu đi sâu miêu tả vào thế giới nội tâm nhân vật.
Hơn nữa, chủ đề tư tưởng này cũng hoàn toàn phù hợp với tâm thức người Việt Nam, con người Việt Nam trọng tình cảm, nghiêng về đời sống tinh thần. Điều này cũng chính là thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du chuyển từ câu chuyện đấu trí mưu mô trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân sang câu chuyện đầy tình nghĩa tạo nên nét khu biệt giữa hai tác phẩm của hai nhà văn khác nhau, của hai dân tộc khác nhau. Và phải chăng cái tên Đoạn trường tân thanh (tiếng nói mới về một nỗi đau đứt ruột) mà ông đặt xuất phát từ mối quan hệ giữa chữ tình và nàng Kiều? ở đây không phải chỉ cho rằng Kiều mới có những tình cảm đó, mà nên hiểu là các nhân vật khác trong Truyện Kiều cũng có, nhưng biểu hiện các thứ tình đó ở Kiều sâu sắc nhất, rõ nét nhất, tập trung nhất.
Sau này Tố Hữu nắm bắt được cái thần của Truyện Kiều nên viết bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du mà mở đầu và kết thúc đều vang lên tiếng thương đầy tha thiết, lay động lòng người:
Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân,
Bâng khuâng nhớ cụ thương thân nàng Kiều.
Và:
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du,
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
Chung quy lại bài viết này cũng chỉ mới là một cách nhìn, một cách cảm, một cách hiểu về một phương diện, một khía cạnh trong Truyện Kiều của một tấm lòng yêu Truyện Kiều và trân trọng cái tâm, cái tài của một nhà thơ lớn - Nguyễn Du.
* Bài viết đã tham dự Hội thảo khoa học toàn quốc “Đại thi hào Nguyễn Du”-2005 tại Hà Nội nhân kỷ niệm 240 năm sinh của Nguyễn Du.-------------------------------------------
(1). Trần Đình Sử: Thi pháp Truyện Kiều, Nxb. Giáo dục, 2002, tr.25.
(2). Hoài Thanh: Nghìn thu vọng mãi trong Truyện Kiều, Nxb. Văn học, 1997, tr.5.
(3). Trần Đình Sử, sđd, tr.139.
(4). Phan Ngọc: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb. Thanh niên, 2003, tr.215.
(5). Phan Ngọc, sđd, tr.139.
(6). Trần Đình Sử, sđd, tr.111.
(7). Trần Đình Sử, sđd, tr.133.
(8). Trần Đình Sử, sđd, tr.112.
↪Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí
I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí
II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)
↪Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán
III. Sàn giao dịch Coin
↪Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin
↪Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới
↪Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Link đăng ký sàn OKX - Ví web3
↪Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới
↪Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam
↪Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam
↪Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi
↪Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới
↪Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc
Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment