DAPAN
Thứ tự
Nội dung
Điểm
Câu 1
- Xuất xứ: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, in trong tập Trời mỗi ngày lại sáng (1958)
0,5
Câu 2
- Phép tu từ nổi bật: liệt kê, ẩn dụ (0, 5 điểm)
0,5
- Tác dụng: (1,0 điểm)
+ Liệt kê các loại cá: nhụ, chim, đé, song, đó là những loại cá ngon, cá quý
+ Hình ảnh những con cá chim, cá đé, cá song là ẩn dụ cho thành quả lao động mà những người dân chài có được sau một ngày lao động trên biển. Hình ảnh “lấp lánh đuốc đen hồng” là một hình ảnh đẹp, những chiếc vẩy cá dưới ánh trăng như lấp lánh.
=> Câu thơ giúp người đọc hiểu thêm về vẻ đẹp của các loài cá, vẻ đẹp và sự giàu có của thiên nhiên biển khơi
1,0
Câu 3
* Hình thức
- Đúng kiểu bài nghị luận đoạn trích thơ
- Đảm bảo bố cục, các luận điểm rõ ràng, liên kết chặt chẽ, mạch lạc, có cảm xúc.
- Diễn đạt trôi chảy, chữ viết sáng sủa, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
0,5
* Nội dung: Học sinh có thể có các cách trình bày khác nhau song phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
*Mở bài
- HS giới thiệu được nét chính về Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
- Giới thiệu khổ thơ thứ ba và vấn đề nghị luận: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển giữa trời cao biển rộng.
0,25
* Thân bài
a. Khái quát
- Mạch cảm xúc chung của bài thơ: Bài thơ được viết từ hiện thực và cảm hứng nhân chuyến đi thực tế của nhà thơ ra vùng biển Quảng Ninh. Bài thơ miêu tả một chuyến đi khơi của đoàn thuyền đánh cá , là một khúc ca lao động tập thể, khúc ca về vẻ đẹp của thiên nhiên; là niềm vui niềm ngưỡng mộ của nhà thơ trước con người và cuộc sống mới. Đặc biêt khổ thơ nào cũng đều được viết bằng cảm hứng lao động hòa quyện cảm hứng vũ trụ và kết tinh tài hoa nghệ thuật của Huy Cận.
0,25
b. Cảm nhận
- Hai dòng thơ đầu
+ Mở đầu khổ thứ ba là hình ảnh đoàn thuyền lướt đi giữa trời cao
biển rộng có cái lâng lâng, sảng khoái lạ thường:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
+ Hai câu thơ đẹp như một bức tranh lồng lộng trời mây, mênh mông biển cả. Hình ảnh đoàn thuyền đc làm đẹp thêm bởi một sức tưởng tượng kỳ lạ, giàu chất lãng mạn: gió là người, trăng là cánh buồm.
+ Cách nói như vậy giúp ta cảm nhận được thuyền và con người như hòa nhập vào thiên nhiên bát ngát, lâng lâng trong cái thơ mộng của trời, biển, gió, trăng.
+ Từ "lướt" đặc tả cảnh đoàn thuyền ra khơi với vận tốc phi thường; thiên nhiên cùng góp sức với con người trên cn đường lao động và khám phá.
=> Tư thế ra khơi nhẹ nhàng, thoải mái, đầy khí thế đó chỉ có ở những con người vừa thoát khỏi kiếp sống nô lệ, được làm chủ sản xuất, làm chủ đất trời, sông biển của mình.
1,5
- Hai dòng thơ cuối (0,5 điểm)
+ Nhưng lao động không phải là một cuộc du ngoạn. Hai câu thơ tiếp khắc họa hình ảnh một trận đánh, một cuộc chiến đấu với thiên nhiên bằng tất cả trí
tuệ và năng lực nghề nghiệp. Nhịp thơ trồi nên hối hả, lôi cuốn:
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
+ Bên cạnh cái ung dung, sảng khoái của người dân chài, ta vẫn cảm nhận được nỗi vất vả của họ. Họ phải vượt bao dặm biển trong trời đêm, rồi phải "dò bụng biển", tìm ra bãi cá, "dàn đan thế trận" để bủa lưới bắt cá. Lúc này, mỗi thủy thủ là một chiến sĩ, một chiến sĩ trên biển và con thuyền, mái chèo, lưới, các ngư cụ khác chính là vũ khí của họ.
+ Chủ nhân con thuyền – những người lao động cũng trở nên lồng lộng giữa biển trời trong tư thế, tầm vóc làm chủ cuộc đời. Con người đã chủ động, mạnh mẽ hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Không chỉ vậy, họ còn nổi bật ở vị trí trung tâm : ra tận khơi xa dò bụng biển, tìm luồng cá, dàn đan thế trận, bủa lưới vây giăng. Chất lãng mạn bao trùm cả bức tranh lao động biến công việc nặng nhọc trên biển thành một cuộc chiến đấu đầy hăm hở, với khí thế đua tranh. Nếu như ở đoạn đầu, thiên nhiên đã chìm vào trạng thái nghỉ ngơi, thư giãn “mặt trời xuống biển”,”sóng đã cài then”,”đêm sập cửa” thì ở đây, con người đã đánh thức thiên nhiên, khiến thiên nhiên dường như bừng tỉnh, như cùng hòa vào niềm vui trong lao động.
1,0
Có thể nói, lòng tin yêu thiên nhiên, con người và cảm hứng lãng mạn bay bổng đã giúp nhà thơ xây dựng được một hình ảnh thơ tuyệt đẹp, vừa hoành tráng, lại vừa thơ mộng.
Cảm hứng lao động và cảm hứng vũ trụ quyện vào nhau làm nên giọng điệu, hình ảnh hùng tráng và lãng mạn.
0,5
c. Đánh giá nghệ thuật: khái quát về thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu, nhịp thơ, biện pháp tu từ, …
0,25
6. Kết bài :
- Khổ thơ thứ ba cũng như cả bài thơ là một trong những thành công nổi bật về đề tài lao động xây dựng cuộc sống mới, thể hiện tấm lòng của nhà thơ Huy Cận trước những thay đổi của cuộc đời mới.
- Bài thơ có sức sống lâu dài vì ở đó những xúc cảm đẹp về con người, cuộc sống, về tình yêu lao động, tình yêu biển khơi đến với ta thật mạnh mẽ, nồng cháy qua những hình ảnh thơ đầy sáng tạo và ngôn từ gợi cảm, tài hoa.
- Liên hệ thực tế: Đến với bài thơ, mỗi bạn đọc chúng ta như được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và ý thức rõ hơn về trách nhiệm của mình với đất nước, quê hương.
0,25
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment