2. Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có
thể trình bày theo cách khác nhau song cần đảm bảo các yêu cầu sau:
I. Mở bài
- Thông tin về tác giả, tác phẩm,
đoạn trích.
- Nêu vấn đề
nghị luận : Vẻ đẹp trong sáng, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời và khí thế đất
nước khi vào xuân
II. Thân bài:
Học sinh có
thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Vị trí của khổ thơ trong mạch cảm xúc của
bài thơ.
b.
Phân tích, cảm nhận khổ thơ
* Khái quát về bài thơ, khổ thơ:
- Bài thơ được sáng tác tháng 11 năm 1980
trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt : nhà thơ đang nằm trên giường bệnh chưa đầy một tháng sau thì ông qua đời.
- Khổ thơ nằm ở
phần đầu của bài. Khổ thơ ca ngợi cảnh thiên nhiên tươi đẹp của xứ Huế mộng mơ,
qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ.
* Phân tích, cảm nhận khổ thơ :
- Bức tranh thiên nhiên xứ Huế tươi đẹp, tràn đầy sức sống
+ Bức tranh xuân của thiên nhiên đất
trời được phác hoạ bằng những chi tiết tiêu biểu về hình ảnh, màu sắc, âm
thanh. Nhà thơ như vẽ ra một không gian cao rộng, dòng sông, bầu trời, mặt đất
bao la...Ở đây, người đọc có cảm giác như Thanh Hải đã trở thành một người hoạ
sĩ với bức tranh xuân được pha màu phối sắc rất tài tình....tràn trề một sức
sống mãnh liệt của mùa xuân....Phân tích các từ : xanh, tím biếc, mọc để
thấy được màu sắc, sức sống của mùa xuân.
+ Mùa xuân trong thơ Thanh Hải không
chỉ có màu sắc mà còn có cả âm thanh. Âm thanh được gợi tả trong bài thơ là
tiếng chim chiền chiện... Từ ơi, chi thể hiện sự ngạc nhiên, thú vị và tình cảm
trìu mến của tác giả.
- Niềm say sưa ngây ngất, sự
nâng niu trân trọng của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời khi vào
xuân :
+ Cảm xúc hân hoan, náo nức của tác giả trước vẻ đẹp của
mùa xuân được thể hiện qua một hình ảnh thơ rất độc đáo : «Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng » .
Phân tích nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
-> Niềm say mê, ngây ngất của nhà
thơ lúc vào xuân… Tư thế tôi đưa tay tôi hứng đầy nâng niu, trân trọng như
ôm trọn vào lòng những giọt tinh tuý, đẹp đẽ của mùa xuân.
c.
Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật:
- Thể thơ năm chữ
gần với làn điệu dân ca miền Trung mang âm điệu nhẹ nhàng, tha thiết.
- Hình ảnh thơ đẹp, giàu ý nghĩa biểu tượng
- Sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ : đảo
ngữ, ẩn dụ…
-> Đoạn thơ khắc hoạ bức tranh mùa xuân thiên nhiên
tươi đẹp, ý nghĩa…
III. Kết bài
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn
thơ.
- Bài học liên hệ
Mức
cho điểm
* Mức độ 1:
3,5 – 4,0: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ năng và kiến thức, thể hiện
được sự cảm nhận sâu sắc, có ý sáng tạo riêng. Chấp nhận một vài lỗi nhỏ.
* Mức độ 2:
2,5 -> 3,5: Đáp ứng các yêu cầu ở mức khá đầy đủ các ý lớn. Còn thiếu một
vài ý nhỏ, còn mắc một số lỗi văn phạm.
* Mức độ 3:
1,5 -> 3,5đ Bài làm đáp ứng một số kiến thức cơ bản, song còn sơ sài và mắc
nhiều lỗi văn phạm.
* Mức độ 4: 0
điểm: không làm bài
|
0 comments Blogger 0 Facebook
Post a Comment