[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
-“Đồng chí”: nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với 2 tiếng “Đồng chí!”. Câu thơ chì có một từ với 2 tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ.

Tác giả:
-Chính Hữu: sinh năm 1926, tên thật là Trần Đình Đắc, quê ở Hà Tĩnh.
-Chính Hữu chủ yếu sáng tác về những người chiến sĩ quân đội-những người đồng đội của ông trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
Tác giả Chính Hữu, tên thật là Trần Đình Đắc (1926 – 2007), ông không chỉ là một nhà thơ của nền văn học Việt Nam mà còn là nguyên Đại tá, Phó cũ trưởng cục Tuyên huấn thuộc Tổng cục chính trị – Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguyên Phó tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam.

Chính Hữu sinh ra tại Vinh (Nghệ An), nguyên cán ở Lộc Hà (Hà Tĩnh). Ông học triết học ở Hà Nội trước cách mạng tháng Tám, năm 1946 ông đã gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đặc biệt trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 ông còn làm chính trị viên đại hội.
Chính Hữu bắt đầu sáng tác vào năm 1947, hầu như các tác phẩm của ông đều viết về người lính và chiến tranh. Thơ của ông tuy không nhiều nhưng lại có những bài đặc sắc, mang những cảm xúc dồn nén, sử dụng những ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc.



Tác phẩm:
-Bài thơ Đồng chí được trích từ tập thơ Đầu súng trăng treo.
-Ra đời năm 1948, khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947).
-Bài thơ Đồng chí 
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ Đồng Chí của tác giả Chính Hữu được sáng tác vào năm 1948 sau khi tác giả tham gia chiến đấu trong chiến dịch Thu đông năm 1947. Đây là một bài thơ đặc sắc viết về những người bộ đội cụ Hồ trong thời kháng chiến chống Pháp.(1946-1954)

Đọc-hiểu văn bản:
1.Nội dung:

ĐỒNG CHÍ
Chính Hữu
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.


2-1948

Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính Cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954).

Bài thơ đã được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc thành bài hát Tình đồng chí.

Nguồn:
1. Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1972

2. Ngữ văn 9, NXB Giáo dục, 2009

a.Cơ sở tạo nên tình đồng chí cao đẹp:
-Quê hương …nước mặn đồng chuađất cày lên sỏi đá”: cùng chung cảnh ngộ-vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương nghèo khó.
-“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, “Đêm…tri kỉ”: tình đồng chí nảy sinh từ sự cùng chung lí tưởng, cùng chung nhiệm vụ sát cánh cùng nhau, cùng chia sẻ mọi gian lao và niềm vui (đôi tri kỉ) bên chiến hào chiến đấu vì độc lập tự do của  Tổ quốc.

-“Đồng chí”: nhà thơ hạ một dòng thơ đặc biệt với 2 tiếng “Đồng chí!”. Câu thơ chì có một từ với 2 tiếng và dấu chấm than tạo một nốt nhấn, nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ.

b.Những biểu hiện của mối tình đồng chí trong chiến đấu gian khổ:
Đoạn thơ “Anh với tôi…tay nắm lấy bàn tay”, em hãy cho biết những người đồng chí ấy đã cùng chiến đấu trong một điều kiện gian lao, thiếu thốn. Chi tiết thể hiện cụ thể?
-Chung một nỗi niềm nhớ về quê hương “Ruộng…ra lính”

-“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh…
Càng gian khó, tình đồng chí của họ càng thắm thiết, điều đó thể hiện qua câu thơ nào và  như thế nào? 

Chia sẻ, cùng nằm gai nếm mật ”Thương nhau…tay”

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: sát cánh bên nhau “tay nắm lấy bàn tay” bất chấp những khó khăn, thiếu thốn “Sốt run…ướt mồ hôi…”

Về bức tranh “Đêm nay…trăng treo” (Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong bức tranh trên, nổi lên trên nền cảnh rừng đêm giá rét là ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang sương mùa đông, sương muối giá rét.

-Hình ảnh đầu súng trăng treo: gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Đó là các mặt bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng.)

2.Nghệ thuật:
Để miêu tả tiếng đàn tri âm về tình đồng chí, tác giả đả sử dụng biện pháp nghệ thuật miêu tả, dùng hình ảnh
-Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành
-Sử dụng bút pháp tả thực với lãng mạng một cách hài hoà, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng.
3.Ý nghĩa văn bản:
 Bài thơ ngợi ca tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ.
Đặc sắc nội dung, nghệ thuật

Với giọng điệu thơ chân thành, giản dị và mộc mạc, bài thơ đã ca ngợi tình đồng đội gian khổ, gắn bó keo sơn của những người lính trong những năm đầu kháng chiến. Bài thơ được coi là một tác phẩm thành công nhất trong số các đề tài viết về người lính. Những câu thơ mộc mạc, chân thực đã khắc họa hình ảnh người nông dân nghèo khổ, lam lũ đã quyết dứt áo ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc. Cấu trúc thơ sống đôi và nhịp thơ hài hòa đã làm góp phần khắc họa hình ảnh những người chiến sĩ cùng nghèo khổ, cùng khó khăn, cùng mục đích và lý tưởng chiến đấu.
Giọng điệu thơ trong cả bài thơ luôn sâu lắng, trữ tình, giản dị, không hề có sự chau truốt về ngôn từ nhưng cũng không hề sáo rỗng. Âm điệu thơ linh hoạt, thay đổi theo từng tâm trạng và hoàn cảnh. Có khi âm diệu thơ man mác, nao nao khi nói về hình ảnh người lính đứng chiến đấu vì tình yêu đất nước. Có lúc, âm điệu thơ lại trở nên chậm rãi, trầm lắng và trĩu xuống khi tái hiện lại cuộc sống đầy gian khổ, khắc nghiệt nơi chiến trường.


Cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc đã kết thúc thắng lợi, đất nước ta đã và đang được sống trong một kỉ nguyên của độc lập, tự do và ấm no, hạnh phúc. Bài thơ “Đồng chí” với hình ảnh người bộ đội cụ Hồ sẽ vẫn mãi tỏa sáng và in sâu trong mỗi con người Việt Nam. Bài thơ nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta cần ghi nhớ công ơn hi sinh của họ và không ngừng học tập rèn luyện.


Trả lời câu hỏi SGK


1. Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai thế nào trước và sau dòng thơ đó?

Trả lời:

- Dòng thứ bảy của bài thơ là một từ với hai tiếng “Đồng chí” để xưng hô trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội. Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo rất đặc biệt. Cả dòng thơ chỉ có một từ, hai tiếng và dấu chấm cảm: Đồng chí! Kiểu câu đặc biệt này tạo một nốt nhấn. Nó vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định. Nó còn tựa như cái bắt tay thân thiết giữa những con người. Nó như cái bàn lề gắn kết hai đoạn: Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chỉ, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí.

2. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính là gì?

Trả lời:

- Bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những người cách mạng. Chính điều đó cùng với mục đích, lý tưởng chung đã họ từ mọi phương trời xa tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách và trở nên thân quen với nhau.

- Tình đồng chí được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bẽn đầu”.

- Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỷ cùa những người bạn chí cốt, mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm:

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.

3. Những biểu hiện cảm động của tình đồng chí làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị những chi tiết, hình ảnh đó.

Trả lời:

+ Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau. Những người lính gắn bó với nhau, họ hiểu đến từng nỗi niềm sâu xa, thầm kín của đồng đội mình:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Người lính đi chiến đấu đế lại sau lưng mình những gì thương quý nhất của quê hương: ruộng nương, gian nhà, giếng nước gốc đa.. Từ “mặc kệ” cho thấy tư thế ra đi dứt khoát của người lính. Nhưng sâu xa trong lòng, họ vẫn da diết nhớ quê hương, ở ngoài mặt trận, họ vẫn hình dung thấy những hình ảnh thân thuộc nơi quê nhà xa xôi.

+ Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Ảo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Những gian lao, thiếu thốn trong cuộc sống của người lính những năm kháng chiến chống Pháp hiện lên thật cụ thể, chân thực: áo rách, quần vá, chân không giày... sự từng trải của đời người lính đã cho Chính Hữu “biết” được sự khổ sở khi bị những cơn sốt rét rừng hành hạ: người nóng sốt hầm hập đến ướt cả mồ hôi mà vẫn cứ ớn lạnh đến run người. Và nếu không có sự từng trải ấy cũng không thể nào biết được cái cảm giác của “miệng cười buốt giá”: trời buốt giá, môi miệng khô và nứt nẻ, nói cười rất khó khăn, có khi nứt ra chảy cả máu. Thế nhưng những nguờí lính vẫn cười trong gian lao, bởi có hơi ấm và niềm vui của tình đồng đội “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến  thắng cái lạnh ở “chân không giày" và thời tiết “buốt gia’. Trong đoạn “anh” và “tôi” luôn đi với nhau, có khi đứng chung trong một câu thơ, khi đi sóng đôi trong từng cặp câu liền nhau. Cấu trúc ấy đã diễn tả gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội.

4. Ba câu thơ cuối gợi lên cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy.

Trả lời: 

Ba câu cuối cùng kết thúc bài thơ bằng những hình ảnh thơ thật đẹp

Đêm nay rừng hoang sương muôi

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Nổi lên trên nền cảnh rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo là hình ảnh người lính “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới". Đó là hình ảnh cụ thể tình đồng chí sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Họ đã “đứng cạnh nhau” giữa cái giá rét của rừng đêm, giữa cái căng thẳng của những giây phút “chờ giặc tới”. Tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ, giúp họ vượt lên tất cả.

Câu thơ cuối cùng mới thật đặc sắc: “Đầu súng trăng treo”. Đó là hình ảnh thật mà bản thân Chính Hữu đã nhận ra trong những đêm phục kích giữa rừng khuya: “ suốt đêm vầng trăng từ bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng trên đầu mũi súng. Những đêm phục kích chờ giặc, vầng trăng đối với chúng tôi như một người bạn; rừng hoang sương muối là một khung cảnh thật..”. Nhưng đó còn là một hình ảnh độc đáo, có sức gợi nhiều liên tưởng phong phú, sâu xa. “Súng” - biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt. “Trăng” - biểu tượng vẻ đẹp yên bình, mơ mộng và lãng mạn. Hai hình ảnh “súng” và “trărng kết hợp với nhau tạo nên một biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính - chiến sĩ mà thi sĩ, thực tại mà mơ mộng. Hình ảnh ấy mang được cả đặc điểm của thơ ca kháng chiến - một nền thơ giàu chất hiện thực và dào cảm hứng lãng mạn. Vì vậy mà câu thơ này đã được Chính Hữu chọn làm nhan đề cho cả một tập thơ - tập Đầu súng trăng treo.

Đoạn kết bài thơ là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội người lính.

5. Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng độc của những người lính là Đồng chí?

Trả lời:

Bài thơ viết về tình đồng đội của người lính được tác giả đặt tên Đồng chí vì từ này có nghĩa chỉ những người cùng chung chí hướng, lí tưởng. Đây cách xưng hô của những người trong một đoàn thể cách mạng. Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sắc tình đồng đội.

6. Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp?

Trả lời:

Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả người lính cách mạng. Cụ thế là anh bộ đội hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp:

- Họ xuất thân từ nông dân (“Quê hương anh... sỏi đá”).

Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn: “Ruộng nương... lung lay”.

Hai chừ “mặc kệ” nói được cái dứt khóat mạnh mẽ có dáng dấp “trượng phu". Những người lính nông dân ấy vẫn gắn bó, nặng lòng với làng quê thân yêu. Họ không hề vô tình, nếu không đã chẳng thể cảm nhận sự nhớ nhung của quê hương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra Lính”.

- Những người lính cách mạng trải qua những gian lao, thiếu thôn tột cùng.

Những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh (áo rách, quần vá, chân không giày). Nhưng gian lao thiếu thôn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính (miệng cười buốt giá).

- Nhưng sáng ngời trong họ là tinh thần đồng đội và ý chí quyết tâm đánh giặc.

LUYỆN TẬP:

Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn cuối bài thơ (ba câu cuối)

Trả lời:

- Trong bức tranh ấy nổi bật lên ba hình ảnh gắn kết với nhau: người lính, khẩu súng, vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính đứng bên nhau chờ giặc tới. Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Bên cạnh họ còn có vầng trăng làm bạn.

- Hình ảnh đầu súng trăng treo còn mang ý nghĩa biểu tượng, gợi ra những liên tưởng phong phú, súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ.
Liên quan



Ngữ văn, Ngữ văn 9, Kiến thức, Kiến thức THCS, Lớp 9,
Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top