[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
(Sangkiengiaovien.com)Bài thơ này được tác giả viết trên giường bệnh trước khi mất không lâu, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. Bài thơ được in trong tập thơ Huế mùa xuân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Tác giả:
Thanh Hải (1930-1980), tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
   Nhà thơ Thanh Hải (1930-1980) là bút danh của Phạm Bá Ngoãn, quê ở Phong Điền, thuộc Thừa Thiên – Huế. Ông là người có công lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam trong những năm dài đen tối, đầy máu và nước mắt dưới ách thống trị tàn bạo của anh em Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mĩ.
   Thanh Hải sở trường về thơ năm chữ. Sáng tác thơ của ông gồm có: "Những đồng chí trung kiên", "Huế mùa xuân", "Dấu võng Trường Sơn", ... Các bài thơ: "Mồ anh hoa nở" "Cháu nhớ Bác Hồ", "Mùa xuân nho nhỏ", ... là những bài thơ kiệt tác làm vẻ vang một hồn thơ xứ Huế.


Tác phẩm:
Bài thơ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh-không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
 Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, khi còn nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời.   Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp và khí thế của đất nước vào xuân, thể hiện khát vọng và tình yêu thiết tha được trọn đời hiến dâng cho quê hương đất nước.
Đọc-hiểu văn bản:
MÙA XUÂN NHO NHỎ
 (THANH HẢI)

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế...

11-1980
Bài thơ này được tác giả viết trên giường bệnh trước khi mất không lâu, thể hiện niềm yêu mến thiết tha cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả. Bài thơ được in trong tập thơ Huế mùa xuân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

Nguồn:
1. Huế mùa xuân, NXB Văn nghệ Giải phóng, 1970

2. Thơ Việt Nam 1945-1985, NXB Giáo dục, 1987

1.Nội dung:
a. Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên (Khổ thơ đầu):
-“Mọc giữa dòng…vang trời”  vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống của thiên nhiên đất trời mùa xuân.
-“Từng giọt long lanh…hứng”  cảm xúc say sưa, ngây ngất.
b.Vẻ đẹp và sức sống của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử (2 khở thơ tiếp theo)
-“Mùa xuân…nương mạ”  mùa xuân là mùa ra quân, ra đồng gieo hạt (Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc)
-“Đất nước…phía trước” niềm tin về sức sống vươn lên không ngừng của đất nước vào xuân.
c.Khát vọng sống của nhà thơ (2 khổ thơ tiếp theo):
-“Ta làm…xao xuyến” Ước nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của mình cho mùa xuân đất nước, cho cuộc đời chung.
-“Một mùa…tóc bạc” Sự dâng hiến thầm lặng, dù là khi trẻ trung sung sức, dù khi trở về già.
 khát vọng, mong muốn được sống có ý nghĩa.
*Khổ thơ cuối: tác giả hát câu hát quê hương, hoà chung vào sắc xuân của đất trời, đất nước. Vừa là một kết cấu thúc đầu cuối tương ứng.
2.Nghệ thuật:
-Viết theo thể thơ năm chữ nhẹ nhàng tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.
-Kết hợp hài hoà giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu chất biểu trưng khái quát.
-Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô…
-Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.
3.Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

Trả lời các câu hỏi SGK

Câu 1:

- Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước.

- Bố cục của bài thơ gồm 4 đoạn:

+ Khổ đầu

+ Hai khổ 2, 3

+ Hai khổ 4, 5

+ Khổ thơ cuối 

Câu 2: Mùa xuân ở khổ thơ đầu là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời với dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Cảm xúc của tác giả trước cảnh mùa xuân được diễn tả qua hai câu thơ:

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Có nhiều cách hiểu về hai câu thơ này, dù hiểu như thế nào thì hai câu thơ cũng thể hiện niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước cảnh mùa xuân.

Câu 3: Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, được cống hiến phần tốt đẹp của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.

Đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.

Câu 4:

- Thể thơ năm chữ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.

- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị với các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.

- Tứ thơ xoay quanh hình ảnh mùa xuân.

- Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả, biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.

Câu 5: Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Trong bài thơ này, ý nguyện của tác giả là muốn làm một mùa xuân nhưng chỉ là một mùa xuân nho nhỏ - đóng góp công sức nhỏ bé của mình làm đẹp thêm mùa xuân đất nước.

MỘT SỐ CÂU HỎI XOAY QUANH TÁC PHẨM: 



Câu 1: Chép chính xác đoạn thơ thứ 3 trong bài "Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

a. Giải thích ý nghĩa cụm từ: “Mùa xuân nho nhỏ” trong đoạn thơ.
b. Phân tích ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ từ: “Ta làm con chim hót… dù là khi tóc bạc” bằng một đ văn.

Gợi ý:
Mùa xuân nho nhỏ là sáng tác độc đáo trong ý tưởng thơ và ngôn ngữ thơ của nhà thơ Thanh hải. Đây là hình ảnh ẩn dụ chỉ mùa xuân riêng trong lòng nhà thơ trước mùa xuân của dân tộc. Nó hoà cùng vào mùa xuân của đất nước. Từ láy “nho nhỏ” vừa chỉ ra cái mùa xuân riêng của nhà thơ vừa gợi lên cái vẻ xinh xinh, đáng yêu của nó. Nhà thơ tự nguyện làm một mùa xuân, ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng lại rất khiêm nhường, coi đấy chỉ là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.
b. Phân tích đoạn thơ:
- Câu đầu tiên của đoạn văn phải nêu được ý chính của hai khổ thơ: Những suy ngẫm và tâm niệm của mình trước mùa xuân của đất nước.
- Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
+ Hình ảnh thơ tự nhiên giàu sức gợi tả, dùng những hình ảnh của thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình: làm một tiếng chim hót trong rộn rã tiếng chim ca, một cành hoa để góp vào vườn hoa muôn hương sắc, một nốt trầm âm thầm, lặng lẽ để nhập vào khúc ca tiếng hát của nhân dân…
+ Những hình ảnh ấy được nhắc tới ở khổ thơ đầu, lặp lại ở khổ thơ này trong giọng thơ nhè nhẹ, êm ái, ngọt ngào… mang ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
- Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành, là sự phát triển tự nhiên trong mạch cảm xúc của bài thơ.
- Điệp từ “ta” như một lời khẳng định. Và cái “ta” vốn chỉ để nói về mình bỗng như trở thành cái “ta” chung của nhiều người, khát vọng của nhiều người.
- Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp: Mỗi người nên cống hiến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình dù là nhỏ bé, một cách lặng lẽ, khiêm tốn, không kể gì đến tuổi tác.
+ Điệp ngữ “dù là” như một lời tự nhủ với lương tâm -> sự kiên trì, thử thách với thời gian, tuổi già, bệnh tật để mãi là một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
+ Giọng thơ nhỏ nhẹ, chân tình nhưng mang sức khái quát lớn.
=> Người đọc đồng cảm với một tấm lòng, một lẽ sống cao đẹp.

Câu 2: Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?

- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc.
- Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái “Ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niềm vui chung của dân tộc trong thời đại mới.
- Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lý theo mạch cảm xúc.
Gợi ý:
Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ. Chữ “tôi” trong câu “tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện một cái tôi cụ thể rất riêng của nhà thơ, vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương. Còn trong phần sau, khi bày tỏ điều tâm niệm tha thiết như một khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh tuý của đời mình cho cuộc đời chung thì đại từ “Ta” lại tạo được sắc thái trang trọng, thiêng liêng của một lời ước nguyện. Hơn nữa điều tâm nguyện ấy không chỉ là của riêng nhà thơ, cái tôi của tác giả đã nói thay cho nhiều cái tôi khác, nó nhất thiết phải hoá thân thành cái ta. Nhưng “ta” mà không hề chung chung vô tình và vẫn nhận ra được một giọng riêng nhỏ nhẹ khiêm nhường, đằm thắm của cái “Tôi” Thanh Hải: muốn được làm một nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca, đem mùa xuân nho nhỏ đời mình dâng cho đời một cách lặng lẽ chứ không phải phô trương, ồn ào.

Câu 3: Trong hai câu thơ: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”, có người hiểu “giọt long lanh” là giọt mưa xuân, có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu thơ trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích hai câu thơ đó?

- Nếu hiểu là “giọt mưa xuân” cũng có chỗ hợp lý: nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người. Nhưng có chỗ chưa thật hợp lý: mưa xuân thường nhẹ và ấm… (Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay – Nguyễn Bính), chữ không thể tạo thành giọt.
- Cách hiểu thứ hai hợp lý hơn:
+ Liền mạch với câu thơ trước.
+ NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim (chuyển đổi cảm giác). Tiếng chim từ chỗ là âm thanh, chuyển thành từng giọt, từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác. -> Diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
Hiểu từ “giọt” trong hai câu thơ trên là giọt mưa (hay giọt sương) cũng có chỗ hợp lý. Mưa xuân cũng là một nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân và dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người. Nguyễn Bính viết “Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay” (Mưa xuân), vì mưa xuân thường nhẹ và ấm không giá lạnh như trong tiết đông. Nhưng cũng có chỗ chưa thật hợp lý, vì mưa xuân thường là mưa bụi, mưa nhỏ, khó có thể tạo thành từng giọt long lanh rơi. Cách hiểu “giọt” là giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện xuất phát từ chỗ cho rằng giữa câu thơ này với hai dòng thơ trước nó là liền mạch. Hiểu như vậy thì câu thơ, không dừng lại ở tả thực mà là biểu hiện một sự chuyển đổi cảm giác: Tiếng hót lánh lót, vang vọng, trong trẻo của con chim chiền chiện được cảm nhận như một dòng âm thanh tuôn chảy và trong ánh sáng tươi rạng rỡ của trời xuân, giọt âm thanh cũng long lanh và nhà thơ nâng niu, trân trọng đưa tay đón lấy từng giọt. (Tuy nhiên cách hiểu sau không quen thuộc với bút pháp vốn bình dị của thơ Thanh Hải).

Câu 4: Giải nghĩa từ “lộc” trong đoạn thơ:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ ằ
- Lộc: chồi non, lá non. Nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc.
Viết đoạn văn phân tích đoạn thơ trên.
Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, nhà thơ chuyền sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Đất nước và con người cũng mang vẻ đẹp của sức sống vô tận, rộn ràng bước vào một mùa xuân mới. Lộc xuân theo người cầm súng, lộc xuân trải dài nương mạ. Hình ảnh “người cầm súng” và “người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây đất nước. Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu. Câu thơ vừa là thực, nhiều nghĩa. “Lộc” lá chồi non, lá non, nhưng lộc còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc. Người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người lao động, chiến đấu ấy đã mang cả mùa xuân ra trận địa của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước.

Câu 5: Viết đoạn văn quy nạp từ 9 -> 15 câu với chủ đề: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống.
Gợi ý:
- Viết đoạn văn quy nạp tức là câu chủ đề phải đưa xuống cuối đoạn văn (chú ý có từ liên kết: Quả thật, có thể nói…).
- Để làm rõ câu chủ đề trên, cần phân tích khổ thơ đầu tiên của bài thơ: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.
+ Vài nét phác hoạ của tác giả về mùa xuân: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời.
+ Không gian cao rộng (với dòng sông, với mặt đất, bầu trời bao la), cả sắc màu tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc – màu tím đặc trưng của xứ Huế), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện hót vang trời.
+ Cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ: được diễn tả ở chi tiết rất tạo hình: “Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”.
Gợi ý: Bức tranh thiên nhiên mở đầu bằng không gian tháng đãng, yên ả, thơ mộng. Đó là không gian của một dòng sông xanh. Dòng sông ấy gợi nhắc đến sông Hương thơ mộng của Xứ Huế và không gian của mùa xuân không ngừng được mở rộng với tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện. Chiền chiện vốn là loài chim báo tin xuân, hình ảnh của nó xuất hiện trong khổ thơ khiến người đọc có cảm giác không gian như được trải đầy một sắc xuân. Thanh Hải lựa chọn màu sắc trẻ trung, tươi tắn và căng tràn sức sống cho bức tranh mùa xuân của mình. Đó là màu xanh của dòng sông hoà lẫn màu xanh của bầu trời. Là một màu tím biếc đến nao lòng của xứ Huế. Nhưng bức tranh này không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. Chỉ có điều ở đây tiếng chim hót như trở nên cụ thể, hữu hình, thành hình khối long lanh náo nức để có thể đưa tay ra mà hứng, mà nâng niu. Quả thật, Thanh Hải với lòng yêu thiên nhiên say đắm đã thể hiện mọi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

Câu 6: Em hiểu tên bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” gắn bó như thế nào với quan niệm sống của tác giả?
Gợi ý: Tiêu đề bài thơ gắn bó chặt chẽ với quan niệm sống của tác giả. Bài thơ có tên “mùa xuân nho nhỏ”, đó là mùa xuân khiêm tốn, nhỏ bé, hữu hạn của mỗi con người trước mùa xuân lớn lao hùng vĩ của đất nước và thiên nhiên. Tác giả quan niệm rằng mỗi con người dù trẻ hay già, suốt cả cuộc đời đều phải cống hiến phần nhỏ bé của mình cho xã hội, mà đó là phần cống hiến tự nguyện khiêm nhường. Thanh Hải ước ao mình là “một mùa xuân nho nhỏ”, một tiếng chim, một cành hoa, một nốt nhạc trầm xao xuyến đẻ nhập vào bản hoà ca chung của dân tộc. Đó là ý thức tự nguyện cống hiến phần nhỏ bé của mình cho xã hội, cho đất nước.




Nhà thơ Thanh Hải với Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải, một trong những nhà thơ thân yêu nhất của xứ Huế và cũng là nhà thơ để nhiều kỷ niệm ấn tượng về thơ trong bạn đọc.

Đó là một nhà thơ lấy lý tưởng và tình yêu đi vào cuộc dấn thân cho cách mạng. Nhân dân Huế làm sao quên được hình ảnh Thanh Hải một nhà thơ luôn có mặt trong lửa đạn với kẻ thù vào những năm Huế giành từng thước đất trước mũi súng, trước xe tăng giặc. Làm sao quên được tiếng thơ Thanh Hải hát trong chiến đấu, hát trong giây phút đồng chí đồng bào hy sinh cao cả. Lấy sự hy sinh của đồng chí và lấy tiếng thơ làm nguồn sáng, làm hương bay, làm niềm tin chiến thắng quân thù. “Mộ anh trên đồi cao/Hoa hồng nở và nở/Hương thơm bay và bay”.

Làm sao quên được hình ảnh nhà thơ trên mặt trận văn hóa văn nghệ với ngòi bút xông xáo đấu tranh vào những năm Huế cùng với miền Nam giành tiếng nói dân tộc, giành lương tri nhân dân, giành cội nguồn truyền thống với kẻ thù hai mặt. Tiếng thơ Thanh Hải còn là tiếng nói đấu tranh giành thống nhất nước nhà.

Tôi còn nhớ tháng 10-1962 nhà thơ trong đoàn trí thức Mặt trận miền Nam ra thăm Hải Phòng và gặp đồng bào trong cuộc mít tinh. Hình ảnh nhà thơ với giọng Huế nhỏ nhẹ, dịu dàng đọc bài thơ như một điều tâm sự thân yêu của một thi sĩ miền Nam gặp lại miền Bắc trong mối tình Nam Bắc một nhà: “Tám năm nay mới gặp nhau/Ôm nhau mà thấy lòng đau chín chìu/Xa nhau chỉ một mái chèo/Mà đi trăm núi vạn đèo đến đây/Xiết tay ôm chặt lấy tay/Nói gì, nước mắt tràn đầy đôi môi/Tám năm là mấy đêm rồi/Có đêm nào chẳng trông trời nhìn mây/Có ngày nào chẳng ước ao/Bước chân ra Bắc vui nào vui hơn/.

Những năm sau giải phóng miền Nam, nhà thơ một trong những trụ cột lãnh đạo Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên được hợp nhất. Một con người đầy kiên nghị và nhiệt tình ấy, bởi sự khát khao vươn lên trong sáng tác đã nhuốm bệnh hiểm nghèo. Năm 1979 - 1980 nhà thơ đang công tác phát động phong trào sáng tác phục vụ chiến đấu ở Tây Nam và biên giới phía Bắc. Tiếp đó nhà thơ cùng văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên xuống đường đọc thơ, ca hát động viên thanh niên nhập ngũ đi chiến đấu, thì bất ngờ bệnh cũ tái phát phải đưa vào bệnh viện. Gần như suốt năm 1980 nhà thơ phải khóa mình trong chiếc phòng nhỏ ở tầng 4 khoa nội Bệnh viện Huế.

Hàng ngày ngồi bên cửa sổ phòng bệnh, màu biếc của hoa đang nhú bên ngoài và vài tiếng chim bất chợt cứ gợn trong mắt, âm vang bên tai nhà thơ. Rồi cùng một lúc như ảo ảnh sóng xanh, hoa tím, tiếng chim… thành giọt, long lanh, trong bàn tay xám ngắt của nhà thơ. Rồi cùng lúc những ý thơ yêu đời, yêu Huế, những câu thơ được tượng hình thu vào một trời đất sông xanh, bông tím, tiếng chim chập chòn tỏa mát: “Mọc giữa dòng sông xanh/Một bông hoa tím biếc/Ơi!con chim chiền chiện/Hót chi mà vang trời/Từng giọt long lanh rơi/Tôi đưa tay tôi hứng”.

Thực hay mơ trong nhà thơ mà sao nghe đời đang đập nhịp trong trái tim thổn thức. Ngoài kia đời đang réo gọi mà sao mình đang trong phòng như giam như buộc. Không, một nỗi khao khát, một nguyện vọng hiến dâng đời cứ lóe lên. Trong nhà thơ như vụt sáng của một nốt trầm, nốt trấm của đời, nốt trầm của nhà thơ: “Ta làm con chim hót/Ta làm một cành hoa/Ta nhập vào hòa ca/Một nốt trầm xao xuyến”.

Cơn bệnh kéo đến. Giây phút nhà thơ lả đi. Bỗng một cái gì nhẹ ấm ấp lấy bàn tay mình. Cái nhẹ ấm của bàn tay như phép màu chuyền hơi thở, chuyền tình yêu cho nhà thơ. Gần suốt cuộc đời bàn tay ấy đã cùng nhà thơ đi qua bao mùa xuân, mùa xuân người cầm súng, mùa xuân người ra đồng, mùa xuân hối hả trong em trong anh. Phía trước mùa xuân là bốn nghìn năm. Mùa xuân đất nước đi qua như vì sao không ở lại. Nhà thơ tỉnh lại nghe rõ một bàn tay nhỏ nhắn xoa lên trán ấm mát. Nhà thơ cầm lấy bàn tay nhận ra, bàn tay vừa là người thầy thuốc, vừa là người vợ suốt một năm nay bên cạnh chăm sóc mình. Nhà thơ tỉnh hẳn cảm thấy trong bàn tay mình một hạnh phúc, một mùa xuân đang ở lại với mình, cùng lúc trong hồn nhà thơ rung lên một ý thơ nho nhỏ mùa xuân: “Một mùa xuân nho nhỏ/Lặng lẽ dâng cho đời/Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc”. Mấy ngày sau, bài thơ hoàn thành với tên Mùa xuân nho nhỏ.

Liền mấy ngày sau đó, nhà thơ Thanh Hải tay run run suốt trên trang bản thảo, cả chị Thanh Tâm vợ nhà thơ cũng không biết anh viết gì. Chỉ biết phút giây cuối, trong bàn tay run run, nhà thơ đặt một trang thơ vào tay vợ, thả một hơi thở nhẹ nhàng.

Sau lễ hạ huyệt, nhạc sĩ Trần Hoàn ngồi một mình trong vườn bên mộ bạn đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ hiểu thêm nhân cách một thi sĩ, một chiến sĩ. Cũng trong đêm đó nhạc phẩm ra đời, phát sóng trên đài Tiếng nói Việt Nam. Một nhạc phẩm giai điệu Huế và thơ của một hồn thơ Huế da diết cho nho nhỏ một mùa xuân: “Mùa xuân, mùa xuân/Một mùa xuân nho nhỏ/Lặng lẽ dâng cho đời/Mùa xuân,mùa xuân/Mùa xuân tôi xin hát/Khúc Nam Ai,Nam Bằng”.

TRÚC CHI
Ngữ văn, Ngữ văn 9, Kiến thức, Kiến thức THCS, Lớp 9,

Nếu các bạn thấy bài viết có ích, hãy  Bạn bấm vào đây 

Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top