[Kiếm tiền online] Đăng ký sàn Mexc-Phí giao dịch thấp ...-> Bấm vào đây ...

👉Theo dõi Fanpage để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí. Bấm vào đây
👉Tham gia Kênh Telegram theo dõi kèo kiếm COIN => Bấm vào đây
👉Tự đăng ký tài khoản chứng khoán miễn phí online - Bấm vào đây để đăng ký
Trong “Truyện Kiều”, với mười bảy lần bóng dáng đồng tiền xuất hiện, Đại thi hào Nguyễn Du đã cho ta thấy rõ sức mạnh hai mặt của đồng tiền, đặc biệt là mặt trái của nó. Đồng tiền là thủ phạm gây ra những đau thương, bất hạnh cho con người. Gia đình Kiều tan nát, chia lìa bởi đồng tiền:

                             “Một ngày lạ thói sai nha, 
                   Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.”

          Đây chính là nguyên nhân đầu tiên, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến nỗi khổ đau, vùi dập Kiều trong mười lăm năm lưu lạc. Trong mười lăm năm ấy, đồng tiền tiếp tục nhấn chìm Kiều trong bùn đen, tưởng chừng như đã trói chặt cuộc đời nàng trong ô nhục. Vì tiền Kiều phải làm gái lầu xanh hai lần, một lần ở Lâm Tri (có sách viết là Lâm Truy), một lần ở Châu Thai và nàng bị làm con đòi, đứa ở hai lần, một lần ở nhà mẹ Hoạn Thư, một lần ở nhà Hoạn Thư:

                             “Hết nạn nọ, đến nạn kia,
                    Thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”. 

          Chưa hết, đồng tiền còn làm đảo lộn mọi trật tự, mọi giá trị đạo đức, luân lý ở đời. Đồng tiền có thể đổi trắng thay đen, làm nghiêng lệch cán cân công lý:

                             “Trong tay sẵn có đồng tiền,
                   Dầu lòng đồi trắng thay đen khó gì”.
                             “Tính bài lót đó luồn đây,
                   Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”.

          Đồng tiền khơi dậy lòng tham ở con người mà Tú Bà là một điển hình:
                             “Mụ càng tô lục chuốt hồng,
                   Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê”.

          Kể cả việc cò kè “trả giá”, mặc cả một con người:

                             “Cò kè bớt một thêm hai,
                   Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”.

          Trong tay bọn “buôn thịt, bán người”, Kiều trở thành “món hàng”, một món hàng“đặc biệt, theo nghĩa “đen”, không chút ẩn dụ của từ này. Mã Giám Sinh có cả một kế hoạch “đầu tư”, “đầu cơ”, tính toán vốn, lãi rất rõ ràng:

                             “Đã nên quốc sắc thiên hương,
                   Một cười này, hẳn nghìn vàng chẳng ngoa.
                             Về đây, nước trước bẻ hoa, 
                   Vương tôn, quý khách ắt là đua nhau. 
                             Hẳn ba trăm lạng kém đâu,
                   Cũng đà vừa vốn, còn sau thì lời”.

          Sở Khanh, một kẻ lừa đảo, sẵn sàng lừa bịp Kiều chỉ vì:
                             "Có ba mươi lạng trao tay 
                    Không dưng chi có chuyện này, trò kia!"

          Hổ Tôn Hiến, quan Tổng đốc trọng thần, hiểu rõ sức mạnh của đồng tiền nên đã dùng “diệu kế”, mượn tay Thúy Kiều, để thắng Từ Hải, bậc anh hùng “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”.
          Thúy Kiều là nạn nhân của đồng tiền vậy mà đến khi làm vợ Từ Hải vẫn cứ “mắc mưu”, rơi vào cạm bẫy,  vào “vòng xoáy” của đồng tiền:
                             “Lại riêng một lễ với nàng, 
                    Hai tên thể nữ ngọc vàng nghìn cân”. 

          Nên đã nhẹ dạ, cả tin:

                             “ Nàng thời thật dạ tin người,
                    Lễ nhiều, nói ngọt, nghe lời dễ xiêu".

          Hồ Tôn Hiến quả là một kẻ xảo quyệt:
                             “Hồ công quyết kế thừa cơ, 
                    Lễ tiên binh hậu khắc cờ tập công.
                             Kéo cờ chiêu phủ tiên phong, 
                    Lễ nghi dàn trước bác đồng phục sau”.

          Thực ra, từ trước đến nay, vấn đề tiền bạc cũng đã được người Việt Nam ta đề cập đến từ nhiều khía cạnh:“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, “Nén bạc đâm toạc tờ giấy”, thậm chí còn nói quá lên rằng: “Có tiền mua tiên cũng được”.

          Trước và sau cái thời của Nguyễn Du, các nhà thơ lớn của dân tộc cũng đã nói về tiền bạc cùng với nhân nghĩa và nhân tình thế thái (lòng người và thói đời):

                             “Ðời nay nhân nghĩa tựa vàng mười 
                   Có của thời hơn hết mọi lời
                   ... Người của, lấy cân ta thử nhắc
                   Mới hay rằng của nặng hơn người”.
                             (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Của nặng hơn người)

                                    “Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
                             Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi”
                                      (Nguyễn Công Trứ, Thế tình bạc bẽo)

                             “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ
                             Đời trước làm quan cũng thế a?”
                                      (Nguyễn Khuyến, Vịnh Kiều bán mình) 
    
                             “Keo cú người đâu như cứt sắt
                             Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng”
                                      ( Trần Tế Xương, Đất Vị Hoàng)

          Nhưng có lẽ, trong lịch sử hàng ngàn năm của văn học Trung đại Việt Nam, chưa bao giờ thế lực của đồng tiền lại được phanh phui một cách mãnh liệt, trần trụi như trong “Truyện Kiều”.

          Trở lại vấn đề chính. Cuộc đời Kiều có ba cuộc tình. Với Kim Trọng là mối tình đầu lãng mạn của “người quốc sắc, kẻ thiên tài”. Với Thúc Sinh, mối tình thứ hai, mối tình của “tài tử, giai nhân”, mối tình đời thường nhất, hiện thực nhất, thực tế nhất trong đời nàng. Với Từ Hải, mối tình thứ ba, mối tình lý tưởng của “trai anh hùng, gái thuyền quyên”.
          Vì vậy, ở một khía cạnh khác, chúng tôi muốn đề cập đến hai cuộc tình, đến hai lần đồng tiền được dùng vào việc “chuộc” Kiều ra khỏi lầu xanh. Thúc Sinh và Từ Hải, mỗi người một cách và có sự khác biệt hết sức rõ ràng.
          Nhiều người vẫn chỉ coi Thúc Sinh như là một kẻ đam mê, phong lưu tình ái, một kẻ  hoang phí  tiền bạc để hưởng lạc:

                                      “Thúc Sinh quen thói bốc rời,
                             Trăm ngàn đổ một trận cười như không".  

          Từ Hải, “đường đường một đấng anh hào” (anh hùng, hào hiệp) và rất đa tình đã “chuộc” Kiều ra khỏi lầu xanh một cách đàng hoàng, không hề tính toán. Vậy mà vẫn có ý kiến cho rằng, đến cả người anh hùng "chọc trời khuấy nước mặc dầu”, lại cũng phải dùng tiền để chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh.

          Nói như vậy, đúng một phần, nhưng theo thiển nghĩ của tôi, cũng nên nhìn nhận, đánh giá sự việc, đánh giá con người một cách khách quan hơn, nhân bản hơn.

            Lần thứ nhất, Thúc Sinh “cũng nòi thư hương”, một thương gia giàu có đã đến lầu xanh để gặp Kiều:
                                      “Sớm đào tối mận lân la, 
                             Trước còn trăng gió sau ra đá vàng”.

          Và sau đó đã hào phóng “trăm nghìn đổ một trận cười như không” để chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ lẽ. Những tháng ngày Kiều sống với Thúc Sinh là những tháng ngày hạnh phúc:
                             “Hương càng đượm lửa càng nồng,
                             Càng sôi vẻ ngọc càng lồng màu sen”.

          Không phải ngẫu nhiên mà thiên tài Nguyễn Du đã dành cho mối tình này những “ân huệ” đặc biệt, với những câu thơ hay nhất trong Truyện Kiều:
                                      “Rõ màu trong ngọc trắng ngà!        
                             Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
                                      Sinh càng tỏ nét càng khen,
                             Ngụ tình tay thảo một thiên luật đường”.

          Thúc Sinh, theo lời khuyên của Kiều, từ Lâm Tri trở về Vô Tích để trần tình cùng vợ cả, tiểu thư họ Hoạn, con quan Lại bộ, về việc “vườn mới thêm hoa”, để dàn xếp cho ổn thỏa. Đoạn tả cảnh Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều, một “thiên diễm tình” trong Truyện Kiều. Cảnh và tình thấm đẫm một nỗi buồn ly biệt, không một chút dấu vết của đau thương, tủi nhục khi Kiều vừa thoát khỏi lầu xanh nhơ nhớp của Tú Bà:
                                      “Người lên ngựa, kẻ chia bào,
                             Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
                                      Dặm hồng bụi cuốn chinh an,
                             Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.
                                      Người về chiếc bóng năm canh,
                             Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
                                      Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
                             Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường”.

          Hoạn Thư đã khéo léo phá vỡ dây tơ giữa Kiều và Thúc sinh, để Kiều ra đi một cách tự nguyện. Kiều trốn khỏi Quan Âm các và gặp Ni cô Giác Duyên. Ni cô đã cho Kiều sang ở tạm nhà Bạc Bà, một Phật tử thường hay lui tới chùa. Ai ngờ "Bạc Bà cùng với Tú Bà đồng môn", đã khuyên Kiều lấy cháu mình là Bạc Hạnh. Qua tay Bạc Hạnh, một lần nữa Kiều lại bị bán vào lầu xanh.

          Lần thứ hai, Từ Hải đã gặp Kiều ở “lầu xanh” (nhưng với Từ Hải lại là “lầu hồng”) và bắt đầu bằng “tâm phúc tương cờ” (lấy lòng dạ hẹn nhau, lấy tấm lòng thành thật mà xử đối với nhau):

                                      “Qua chơi nghe tiếng nàng Kiều, 
                             Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng.
                                      Thiếp danh đưa đến lầu hồng,
                             Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa.
                                       Từ rằng: “Tâm phúc tương cờ,
                             Phải người trăng gió vật vờ hay sao?
                                       Bấy lâu nghe tiếng má đào,
                             Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
                                      (...) 
                                      Thưa rằng: “Lượng cả bao dong,
                             Tấn Dương được thấy mây rồng có phen.
                                       Rộng thương cỏ nội hoa hèn,
                             Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau!”.

          Sau đó đã “chuộc” Kiều ra khỏi lầu xanh hết sức sòng phẳng:

                                      "Ngỏ lời nói với băng nhân,
                             Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn”.

          Từ Hải đã đưa thân phận Kiều từ một kỹ nữ  thành một “ phu nhân”, giúp nàng báo ân, báo oán, lập lại cán cân công lý ngay giữa “cõi người ta”:
                                      “Trướng hùm mở giữa trung quân,
                              Từ công sánh với phu nhân cùng ngồi”.

          Đặc biệt, khi “ báo ân, báo oán”, tiền bạc lại là biểu hiện cho những việc làm, những nghĩa cử cao đẹp. Đấy là lúc Kiều thể hiện tấm lòng với Giác Duyên:

                                        "Nghìn vàng gọi chút lễ thường,
                             Mà lòng phiếu mẫu mấy vàng cho cân?"

          Hoặc với Thúc Sinh, một kẻ “bạc nhược” nhưng trước sau, chưa bao giờ, không bao giờ là kẻ “bạc tình” mà vẫn đường đường là một “Thúc Lang” trong lòng Kiều, thì vật chất cũng là để “tạ lòng” “nghĩa nặng nghìn non” với “người cũ” với “cố nhân”:

                                       "Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân,
                                       Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là !" 

          Kim Trọng đi tìm Kiều, công sức, tiền của mang ý nghĩa đẹp đẽ của một “hành trình tình yêu”, của “nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương”:
                                       “Đinh ninh mài lệ chép thơ,
                             Cắt người tìm tõi đưa tờ nhắn nhe.
                                       Biết bao công mướn của thuê,
                             Lâm Thanh mấy độ đi về dặm khơi.
                                       Người một nơi hỏi một nơi,
                             Mênh mông nào biết bể trời nơi nao”.

           Tóm lại, yêu thương con người, Đại thi hào Nguyễn Du đã lên án, đã chống lại những thế lực tàn bạo chà đạp con người, trong đó có thế lực của đồng tiền. Hai thế kỷ đã qua, câu chuyện về đồng tiền, quan niệm của Nguyễn Du về đồng tiền vẫn còn nguyên giá trị và đặt ra cho chúng ta những suy nghĩ, trăn trở trong cuộc sống hiện đại.
        Tiền là một phát minh quan trọng trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, giúp lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển. Tiền là một thứ hàng hóa, một thứ vật chất đặc biệt được quy ước, quy đổi dùng để mua bán những giá trị vật chất ngang giá. Đồng tiền “như là vật môi giới”, là phương tiện không thể thiếu trong đời sống kinh tế của một xã hội văn minh. Đồng tiền giúp cho con người sống tốt hơn, đủ đầy hơn. Chúng ta đã và đang phấn đấu: tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đồng tiền được ca ngợi hay bị lên án phụ thuộc chủ yếu vào người sở hữu, trong đó có quyền sử dụng và định đoạt đồng tiền.    

          Gần đây, phim ảnh cũng đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của đồng tiền nhưng xem ra vẫn nghiêng nhiều hơn về mặt trái của nó. Phim Hàn Quốc có “Ma lực đồng tiền”;  phim Việt Nam có “Đồng tiền đen”, “ Đồng tiền quỷ ám”, “Đồng tiền tội lỗi”, “Đồng tiền xương máu”, “Tiền ơi !”...

          Nếu “nhân hóa” một chút thì thật tội nghiệp cho đồng tiền! “Tiền” không có tội, không có lỗi! Vậy mà “tiền” cứ mặc nhiên để cho người đời trút mọi tội, mọi lỗi lên đầu, lên cổ mình!

             Mỗi đồng tiền chân chính đều được làm ra bằng trí tuệ, từ gian khó, nhọc nhằn, từ mồ hôi, nước mắt,... 

          Vẫn biết rằng, tiền không có quyền năng tối thượng. Tiền chưa bao giờ, không bao giờ là tất cả! Nhưng  cũng không hề lý thuyết suông, không ai có thể phủ nhận được vai trò của đồng tiền trong cuộc sống, nhất là cuộc sống hiện đại.

         Có tiền và sử dụng tiền đúng mục đích, đúng ý nghĩa là trả lại bản chất tốt đẹp vốn có của “đồng tiền” như ai đó đã nói: “Tiền bạc chính là thước đo giá trị trí tuệ, đạo đức, năng lực, nhận thức của mỗi con người và của cả xã hội, là nguồn gốc của mọi điều tốt đẹp khi người ta nhận thức đúng đắn về giá trị của nó”.

                                             Nguyễn Văn Thụy
Có thể bạn quan tâm các kênh kiếm tiền online

Tham gia kênh telegram chuyên nhận kèo kiếm tiền miễn phí

I.Đào coin - Tiền điện tử miễn phí


II. Đăng ký tài khoản - nhận coin, tiền điện tử (Nhận coin sàn)

Đăng ký tài khoản - nhận coin sàn miễn phí - giữ chặt để bán

III. Sàn giao dịch Coin

Link đăng ký sàn Coinsavi vừa đào coin sàn vừa giao dịch 320 loại coin

Link đăng ký Sàn REMITANO

Link đăng ký sàn BINANCE - Sàn giao dịch tiền điện tử số 1 thế giới

Link đăng ký sàn MEXC (MXC)- Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn OKX - Ví web3

Link đăng ký sàn HUOBI - Sàn giao dịch coin hàng đầu thé giới

Link đăng ký sàn VNDC- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn ATTLAS- Sàn giao dịch tiền điện tử Việt Nam

Link đăng ký sàn Bybit- Sàn giao dịch tiền điện tử mới nhiều ưu đãi

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

Link đăng ký sàn Gate - Sàn giao dịch tiền điện tử list nhiều coin mới

V. Chứng khoán

Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoán trên điện thoại - Ở nhà cũng mở được để kiếm tiền mọi noi mọi lúc

Tham gia kênh Telegram theo dõi kèo kiếm coin miễn phí=> Bấm vào đây
Tìm hiểu những rủi ro khi giao dịch P2P - Bấm vào đây
👉Bấm Like để nhận các kèo kiếm tiền miễn phí

#BNB #BSC #claim #airdrop #bnb #cake #smartchain #airdropclaim #airdropclaimtoken #airdropclaimtamil #airdropclaimsinhala #airdropclaimcheck #airdropclaimfree #booyahappairdropclaim #1inchairdropclaim #coinmarketcapairdropclaim #freefireairdrop #claimairdroptokens #claimairdropfree #claimairdrops #claimairdroptrustwallet #claimairdropspa #claimairdropmetamask #claimairdropbsc#claimairdropbinance; #chung khoan; # mo tai khoan chung khoan; # mo tai khoan chung khoan online; # giao dich chung khoan; # chung khoan MBS; #MBS; #Đào coin; #đào coin bằng điện thoại;#BTC;#Bitcoin;#Tiền điện tử; # Tiền ảo

0 comments Blogger 0 Facebook

Post a Comment



 
Airdrop, Claim, Presale, IDO, MMO, Crypto, Coin, Token, Stock, Mining coin ©Email: Daocoin0983@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Link:Bantintuvan|tailieusupham|Cây xanh đẹp|SKKN hay|Soidiemchontruong|dayvahoctot|diemthivao10hoctrenmobile|tradiemthituyensinh|Travel - Du lịch
Lớp 9: Ngữ văn | Toán | Tiếng Anh |Lịch sử |Địa lí | GDCD |
Trắc nghiệm lớp 9: Lịch sử
Lớp 12Ngữ văn|Toán|Tiếng Anh| Hóa học | Sinh học | Vật lí |Lịch sử|Địa lí|GDCD|
Top